Chào bác sĩ, tôi 33 tuổi, hiện là nhân viên văn phòng. Khoảng một tháng nay tôi thường thấy khó chịu ở bụng dưới và đi đại tiện khó khăn. Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến tôi mệt mỏi và rất sợ phải đi đại tiện. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm hay không? Xin cảm ơn bác sĩ!
(Chị Thơm – Thái Bình).
Chào chị Thơm, cảm ơn chị đã tin tưởng tìm đến sự tư vấn của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.
Tình trạng đi đại tiện khó cũng là một vấn đề chung được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Với những thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin giải đáp vấn đề trong bài viết sau.
Hiểu về tình trạng đi đại tiện khó
Đại tiện khó không phải là bệnh lí với những giai đoạn phát triển riêng biệt mà là một triệu chứng thường gặp của những bệnh lí liên quan đến hậu môn – trực tràng. Hiện tượng này xuất hiện khi quá trình tiêu hóa gặp trục trặc khiến người bệnh khó chịu, cảm thấy bí bách nhưng không thể đưa phân ra ngoài.
Theo đó, bệnh nhân có các triệu chứng sau:
- Phân không hẳn quá cứng và thô nhưng lại rất khó di chuyển trong đường ruột nên bệnh nhân thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
- Số lần và tần suất đi đại tiện vẫn như bình thường, không tăng lên, cũng không giảm đi.
- Đôi khi có hiện tượng chảy máu ở hậu môn khiến cho họ luôn thấy đau rát kèm theo cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
- Người bệnh cảm thấy căng thẳng và ngại đi đại tiện.
Đi đại tiện khó – dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm
Khi bị đại tiện khó, người bệnh thường ngay lập tức nghĩ đến táo bón thông thường. Trường hợp này chỉ cấn thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học và tốt cho sức khỏe là có thể giải quyết được.Tuy nhiên, nếu hàng ngày bệnh nhân vẫn thường xuyên buồn đi đại tiện (khác với táo bón, vài ngày, thậm chí cả tuần mới mót đi cầu) thì đó có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh lí đáng lưu tâm.
Trả lời cho câu hỏi của chị Thơm, các chuyên gia bệnh trực tràng - hậu môn cho rằng tình trạng đại tiện khó khăn có thể được gây nên bởi một trong các bệnh sau:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lí hậu môn – trực tràng phổ biến hiện nay và cũng là nguyên nhân uy tín gây đại tiện khó. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính nhưng thường thấy hơn ở những nhân viên văn phòng, người có chế độ ăn không tốt, phụ nữ sau sinh, ...
Người mắc bệnh trĩ thường đi đại tiện khó kèm theo máu khi đi tiêu.Tùy thuộc vào mỗi cấp độ bệnh và độ sa của búi trĩ mà máu có thể ra nhiều hay ít. Ở cấp độ nặng của bệnh trĩ, búi trĩ to, tần suất sa ra ngoài ngày càng nhiều, máu có thể chảy thành tia ngay cả khi không đi đại tiện, hậu môn ẩm ướt và ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh viêm loét, nứt kẽ hậu môn
Đây là bệnh rất thường gặp ở người bị táo bón kinh niên, khó rặn khi đi vệ sinh trong thời gian dài dẫn đến những tổn thương ở ống hậu môn, khiến hậu môn bị nứt, rách gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện kèm theo biểu hiện đại tiện khó khăn, đau đớn.
Vết nứt luôn tiết dịch, thậm chí có thể chảy mủ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy hậu môn.
Polyp đại trực tràng
Polyp là các khối u đa phần lành tính, có cuống hay không có cuống, kích thước bằng hạt đậu phát triển hướng vào lòng trực tràng gây khó đại tiện, đại tiện ra máu.
Thực tế, polyp đại trực tràng có triệu chứng lâm sàng hết sức nghèo nàn, gần như chỉ có đại tiện ra nhiều máu tươi mà không có biểu hiện nào khác. Khi polyp to, số ít bệnh nhân cảm thấy có chút khó khăn khi đại tiện do phân khó di chuyển trong trực tràng.
Ngoài ra, đi đại tiện khó cũng có thể do các nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như do tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc nhuận tràng, do tinh thần căng thẳng hay các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa khác, ...
Đi đại tiện khó có nguy hiểm không?
Chị Thơm thân mến, chị mới chỉ miêu tả chung chung chứng đại tiện khó, chưa nói rõ ràng những biểu hiện khác kèm theo cũng như tiền sử bệnh lí nên rất khó kết luận chị mắc bệnh gì và có nguy hiểm hay không.
Mức độ nguy hiểm của hiện tượng này phụ thuộc vào chứng bệnh gây ra nó nguy hiểm đến đâu. Tuy nhiên, những nguy hại có thể nhìn thấy trước mắt đó là:
- Đi cầu khó lâu ngày khiến cho phân tích tụ nhiều khiến cho cơ thể hấp thụ phải nhiều độc tố, giảm sức đề kháng gây nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, huyết áp thất thường, tiểu đường.
- Người mắc chứng đi cầu khó thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng, mất tự tin, … ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.
- Ngoài ra, nếu để lâu, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của bệnh gốc rất nguy hại cho sức khỏe.
Vậy nên, lời khuyên cho chị Thơm cũng như bạn đọc mắc chứng đi đại tiện khó là: Cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, thích hợp.
Người bệnh cũng có thể hạn chế các triệu chứng đi đại tiện khó bằng cách xây dựng một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý (ăn thức ăn thanh đạm, chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích, chất gây nghiện, ...) đồng thời thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trên đây chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc về tình trạng đi đại tiện khó. Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây có thể hữu ích cho chị Thơm cũng như bạn đọc trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo hotline 01694.976.999 để được trò chuyện trực tiếp và nghe tư vấn của chuyên gia!