Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh trĩ

Bạn đánh giá: 4 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Khi nhắc đến các bệnh nhóm hậu môn trực tràng, có lẽ bệnh trĩ là căn bệnh quen thuộc và được biết đến rộng rãi hơn hẳn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để nhận biết mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh bệnh trĩ như thế nào. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua các chia sẻ của bác sĩ bệnh trĩ Hưng Thịnh trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là căn bệnh được hình thành do sự phì đại và xung huyết của hệ thống tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn. Căn cứ vào vị trí hình thành của búi trĩ, bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội (búi trĩ hình thành phía trên đường lược), trĩ ngoại (búi trĩ hình thành dưới đường lược) và trĩ hỗn hợp (liên kết của trĩ nội và trĩ ngoại).

dau-hieu-nhan-biet-tri

Bệnh trĩ thường được nhận biết thông qua các dấu hiệu đặc trưng như đau rát, chảy máu và sa búi trĩ. Cụ thể:

Đối với trĩ nội, bệnh nhân thường đại tiện ra máu đỏ tươi, ban đầu chảy khá ít và bệnh nhân không có cảm giác đau. Sau đó, có thể cảm nhận được các cấp độ sa búi trĩ khác nhau, đến giai đoạn búi trĩ sa hoàn toàn và tiết dịch liên tục, hậu môn có cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy rất khó chịu.

Đối với trĩ ngoại, biểu hiện thường gặp là các nếp gấp ngoài hậu môn sưng to vướng víu. Bản chất khối sưng chính là búi trĩ ngoại được bao phủ bởi một lớp da. Khối sưng sẽ to hơn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện gây cảm giác đau rát, ngứa do hậu môn tiết dịch không ngừng.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng những nguy hại từ bệnh trĩ gây ra thì lại rất đáng lưu tâm.

Triệu chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống

Búi trĩ lòi ra ngoài đồng thời tiết dịch nhầy gây ngứa ngáy khó chịu, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm hậu môn.

Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên với kích thước lớn, không thể đẩy trở lại, máu tụ gây nghẹt búi trĩ và hoại tử búi trĩ.

Bệnh trĩ với triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu, lâu ngày gây thiếu máu, thiếu sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nhân dễ bị chóng mặt, ngất xỉu, suy giảm thị lực do không đủ máu lưu thông trong cơ thể.

dai-tien-ra-mau

Bệnh trĩ làm giảm ham muốn tình dục do người bệnh tự ti vì vị trí bệnh khá nhạy cảm, lại thêm sự mệt mỏi, bất ổn về tâm lí, không hưng phấn, mất tập trung trong chuyện chăn gối.

Đặc biệt ở nữ giới, do kết cấu sinh lí đặc biệt khi hậu môn và cơ quan sinh dục gần nhau nên khi ở giai đoặn trầm trọng của trĩ, việc chảy máu và dịch nhầy thường xuyên ở hậu môn sẽ gây viêm phụ khoa.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Các bệnh lí hậu môn trực tràng: bệnh trĩ gây nhiễm trùng hậu môn, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây nứt hậu môn, tụ mủ gây áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm ngược lên trực tràng gây khó khăn cho việc điều trị.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời còn có thể là ung thư trực tràng.

Với những nguy hại mà bệnh trĩ gây ra, chúng tôi khuyên bạn đọc nên dành sự quan tâm định để có cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh trĩ cho riêng mình.

tu-van-truc-tuyen-3

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Với những người may mắn chưa mắc bệnh thì những cách phòng tránh bệnh trĩ hẳn là thông tin rất có giá trị. Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, phòng tránh bệnh trĩ không hề khó, chỉ cần chú ý các điều sau:

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Bệnh trĩ được hình thành do những ảnh hường trực tiếp từ chế độ ăn uống đến hệ thống tiêu hóa. Nói dễ hiểu hơn, chế độ dinh dưỡng không hợp lí khiến bệnh nhân bị chứng táo bón lâu ngày gây trĩ. VÌ vậy, cách tốt để phòng bệnh là thay đổi thực đơn hằng ngày theo hướng có lợi như sau:

  • Bổ sung thêm chất xơ có trong các loại rau để làm mềm phân, tránh gây táo bón.
  • Ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, đu đủ chín, chuối để giảm bớt áp lực cho hoạt động của trực tràng.

uong-du-nuoc

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích và chất gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá, ...).

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Những áp lực đến vùng hậu môn không chỉ được tạo nên từ chế độ ăn uống mà còn đến từ thói quen vận động, vì vậy, cách phòng tránh bệnh trĩ trong trường hợp này là:

  • Không đứng, ngồi quá lâu một tư thế. Nếu công việc nặng nhọc hay đòi hỏi phải đứng, ngồi liên tục, hãy đảm bảo thay đổi tư thế sau không quá 1 tiếng.
  • Nên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Tập các bài tập kegel để tăng cường chức năng các nhóm cơ hậu môn cũng là cách phòng bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn.
  • Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Tập cho mình một thói quen đại tiện tốt

Để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, bên cạnh chế độ ăn và hoạt động, cần chú ý trực tiếp đến thói quen đại tiện:

  • Nên đi đại tiện vào một thời điểm định trong ngày, tốt hơn là vào mỗi buổi sáng.
  • Không ngồi lâu khi đại tiện, không đọc sách, báo, xem phim hay chơi game trong khi đang đại tiện bởi điều này vô tình kéo dài thời gian, gia tăng áp lực đến hậu môn.

thoi-quen-dai-tien

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Hi vọng những thông tin được cung cấp sẽ có giá trị với bạn đọc trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Bạn đọc nếu còn câu hỏi nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn chi tiết! Hotline: 01694.976.999 - 01694.926.999.

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh