Khó đi đại tiện ở người lớn phải làm sao?

Khó đi đại tiện ở người lớn phải làm sao?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Đi cầu khó là một trong những biểu hiện bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng, có thể  gặp ở tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng do sự kém hiểu biết và chủ quan mà người bệnh có thể bỏ qua cơ hội chữa bệnh kịp thời, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến những bệnh lí gây tình trạng khó đi đại tiện ở người lớn.

Chứng đi đại tiện khó là gì?

Đại tiện khó thường được nhìn nhận là tình trạng táo bón, được gây ra do cấu trúc bất thường của phân (phân khô cứng) dẫn đến việc phân di chuyển khó khăn trong lòng hậu môn – trực tràng.

Khi mắc chứng khó đi đại tiện, người bệnh thường có các biểu hiện: Phải dùng rất nhiều sức rặn để đào thải phân ra ngoài nên đôi khi gây chảy máu hậu môn do phân quá to và thô cứng; có cảm giác đau tức hậu môn, khó chịu ở bụng dưới; số lần đi đại tiện giảm.

Khó đại tiện ở người lớn

Tình trạng khó đi đại tiện ở người lớn thường do một trong những nguyên nhân sau gây nên:

  • Các bệnh liên quan đến đại tràng như viêm đại tràng, co thắt đại tràng khiến trạng thái của phân không ổn đinh, bệnh nhân thường xuyên đau bụng và đại tiện khó khăn.
  • Với những người có thói quen ít vận động hoặc nằm nhiều thì quá trình hoạt động của ruột sẽ bị đảo lộn, gây nên hoạt động của ruột sẽ bị chậm đi so với bình thường dẫn tới hệ thống hệ tiêu hóa rối loạn.
  • Bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc tây như thuốc nhuận tràng, thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh,… có thể gây ra hiện tượng khó đại tiện.
  • Người bệnh bị stress hoặc căng thẳng một thời gian dài, dẫn tới ảnh hưởng tới phản xạ đại tiện bị giảm dẫn tới khó đại tiện.
  • Thường xuyên nhịn đại tiện: Nếu không đi cầu ngay khi buồn sẽ mất cảm giác muốn đi, tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên khiến phân khô lại, vón cục gây ra tình trạng đại tiện khó. Quá trình này lạp lại nhiều lần dẫn đến táo bón kinh niên và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Thói quen ăn uống: Trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hụt lượng chất xơ trong rau quả hay người bệnh lạm dụng rượu bia, ăn nhiều đồ ăn khó tiêu thì đại tràng sẽ không đủ dư lượng kích thích dẫn đến táo bón.
  • Các bệnh liên quan đến đường ruột như u xơ ruột, dính ruột,... khiến đường đi của phân bị tắc nghẽn khiến cho phân không thể thoát ra ngoài khiến phân bị ứ đọng gây tình trạng khó chịu, làm khó đại tiện.
  • Nguyên nhân thường gặp hơn cả phải kể đến những bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng,… khiến người bệnh đau đớn và rất sợ phải đi vệ sinh.

tu-van-truc-tuyen-3

Khó đi đại tiện ở người lớn phải làm sao?

Theo các bác sĩ hậu môn trực tràng, để điều trị chứng đi đại tiện khó, người bệnh cần được kiểm tra và xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh. Với những mức độ khác nhau, người bệnh sẽ được đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau phù hợp với từng người.

Chứng đại tiện khó ở người lớn phần lớn do chức năng co bóp của ruột già giảm và khả năng hấp thụ lại nước quá nhiều khi phân bị giữ lại. Vì vậy người bệnh cần phải khôi phục lại chức năng bình thường của nhu động ruột, đồng thời làm cho phân mềm ra khiến quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Người bệnh có thể cải thiện tình trạng khó đi đại tiện bằng cách:

  • Thay đổi chế độ ăn hợp lý: tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt là các loại giúp nhuận tràng như mùng tơi, rau đay, đu đủ,… uống ít 1,5lít nước/ngày để hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh sử dụng các chất gây nghiện và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, không ăn các đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ hay có gia vị mặn, cay, nóng vì chúng làm khô phân và kích ứng hậu môn khiến hậu môn nóng và ngứa khi đi đại tiện.

Thực phẩm cay nóng

  • Không nên ngồi nhiều, nên đi lại và có chế độ tập thể dục thể thao hợp lý, khoa học, vận động không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn tránh được nhiều bệnh khác như trĩ, táo bón, hậu môn trực tràng,… gây chứng khó đại tiện.
  • Không nhịn đại tiện, không ngồi lâu và đặc biệt không đọc báo, chơi game,… trong khi đi vệ sinh bởi điều này vô tình gia tăng áp lực cho vùng hậu môn, gây ra nhiều bệnh lý phức tạp.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng khó đi đại tiện vẫn kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng đến thăm khám, xác định nguyên nhân và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về hiện tượng khó đi đại tiện ở người lớn. Nếu đang gặp rắc rối với vấn đề này hay có điều gì quan tâm thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh