Sa trực tràng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Sa trực tràng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Sa trực tràng là bệnh lý hậu môn – trực tràng gây ra nhiều phiền nhiễu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về bệnh này và thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu mà để bệnh phát triển nặng hơn. Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sa trực tràng qua bài viết dưới đây.

tu-van-truc-tuyen-3

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là tình trạng niêm mạc hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và lọt ra khỏi lỗ hậu môn. Có hai dạng sa trực tràng chính là: sa trực tràng toàn phần và sa trực tràng một phần.

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng cao hơn nam giới, là ở những người đã sinh con, khó sinh, bị rách tầng sinh môn hoặc người có tiền sử cắt tử cung.

Ngoài ra, sa trực tràng còn rất dễ xảy ra ở những người ốm yếu, thường xuyên bị táo bón, lạm dụng thuốc nhuận tràng trong một thời gian dài.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh được biểu hiện dưới 2 dạng chính:

  • Sa một phần

Đây là trường hợp hay gặp, khi đó khối sa ra ngoài ống hậu môn chính là niêm mạc trực tràng có kích cỡ từ 1-3cm, các nếp gấp niêm mạc tập trung ở giữa. Ở hậu môn có khối phồng lên và không có vách ngăn với rìa hậu môn. Nếu sa trực tràng kèm theo trĩ thì sẽ hình thành vòng niêm mạc trĩ.

  • Sa toàn bộ

Sa trực tràng toàn bộ là hiện tượng toàn bộ bề dày trực tràng sa ra ngoài ống hậu môn, kích thước lớn hơn 5cm. Bên ngoài hậu môn có một đoạn dài màu đỏ nhô ra có một lỗ ở giữa, có nhiều lớp niêm mạc đồng tâm hình vành khăn, thường có rãnh giữa khối lỗi với rìa hậu môn. Trên bề mặt khối sa hay có chất nhầy, có thể lở loét do đụng chạm, cọ sát.

Ngoài ra cũng có thể chia thành 3 loại nhỏ khác như:

  • Sa trực tràng đơn thuần: ống hậu môn giữ nguyên, niêm mạc trực tràng sa xuống, tiếp giáp với niêm mạc ống hậu môn. Lúc này, 2 ống thành trực tràng và ống hậu môn ngoài cùng sẽ lồng vào nhau. Bệnh nhân sẽ thấy rãnh giữa rìa hậu môn với khối sa nếu dùng tay sờ.
  • Sa hậu môn trực tràng: đây là hiện tượng cả ống hậu môn và trực tràng đều lộn ra ngoài. Ống hậu môn và da mép hậu môn lòi ra liền tiếp nhau nhưng không có rãnh phân chia.
  • Sa trực tràng kèm theo thoát vị: lúc này sẽ có khối phồng phía trước khối sa trực tràng.

Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng

Triệu chứng của bệnh sa trực tràng

Có khối sa ở hậu môn

Lúc đầu khối sa nhỏ và ngắn, chỉ xuất hiện lúc người bệnh đại tiện. Sau khi đại tiện khối sa sẽ tự thụt vào trong nên bệnh nhân không dễ nhận ra mình đang bị bệnh. Sau này, khi kích thước khối sa càng lớn, tần suất xuất hiện nhiều hơn, sau khi đại tiện người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

Sau đó, mỗi khi đi lại nhiều, làm việc nặng nhọc hay ngồi xổm lâu thì khối sa lại xuất hiện và không thể đẩy vào trong. Khối sa thường xuyên ở ngoài khiến cho hậu môn luôn ẩm ướt, từ đó có thể xuất hiện hiện tượng nở loét và nhiễm trùng.

Đại tiện ra máu và đau hậu môn khi đại tiện

Đại tiện ra máu là dấu hiệu, triệu chứng phổ biến ở người bị sa trực tràng. Ban đầu máu chỉ dính vào phân hoặc giấy lau, sau đó máu xuất hiện nhiều hơn, chảy mỗi khi đi ngoài.

Máu có màu đỏ tươi chảy thường xuyên nhưng rất ít. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất máu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng bị táo bón nên mỗi khi đi đại tiện sẽ cảm thấy đau đớn. Phân cứng làm cho lớp niêm mạc trực tràng bị tổn thương khiến bệnh nhân đau rát xung quanh vùng hậu môn trực tràng.

Són phân khi đi đại tiện

Người bệnh luôn có cảm giác đại tiện không hết phân, thời gian đại tiện lâu, khó đại tiện.

Bên cạnh những triệu chứng trên, bệnh nhân sa trực tràng còn có một số triệu chứng khác như: luôn cảm thấy mệt mỏi, mất cảm giác muốn đại tiện, thiếu máu, ngứa ngáy, khó chịu,...

Bệnh sa trực tràng có nguy hiểm không?

Sa trực tràng có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột, có thể gây loét nặng hơn dẫn đến tình trạng chảy máu, tiêu chảy. Sa khối u không thể tự thụt vào, luôn ở bên ngoài hậu môn sẽ tạo điều kiện cho các vi rút vi khuẩn xâm nhập và tấn công hậu môn dễ gây ra viêm, sưng, đau,...

Thời kỳ đầu của bệnh có những biểu hiện như: táo bón, viêm trực tràng mãn tính, đại tiện không hết,... gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng viêm trực tràng dần trở nên nghiêm trọng khi đại tiện cần dùng nhiều lực dặn do táo bón hay khi ho cũng có thể gây sa trực tràng. Sa trực tràng lúc này chính thức xen vào cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân gây nhiều phiền phức.

Trực tràng co rút liên tục gây tắc nghẽn và phù nề niêm mạc. Nguyên nhân thường do phân chảy ra lượng lớn kèm theo chất nhày có máu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy phình vùng xương chậu, cột sống sưng kéo theo vùng đáy xương chậu và đùi đau.

Ngoài ra, những triệu chứng chảy máu, tiêu chảy,... của bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mất nước, thiếu máu,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh về bệnh sa trực tràng. Nếu còn gì thắc mắc, bệnh nhân có thể đên phòng khám theo địa chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hay liên hệ hotline: 01686.977.199 để được tư vấn miễn phí.

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh