Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại

Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Thống kê có tới 50% phụ nữ khi đang mang thai mắc bệnh trĩ ngoại. Vậy đâu là lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại và làm thế nào để phòng tránh nó? Bài viết dưới đây tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hậu môn – trực tràng thuộc phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể về vấn đề này.

Các bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do đâu?

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, bệnh trĩ ngoại thường hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai do giai đoạn thai kỳ chính là lúc nội tiết tố trong cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi.

Vì vậy dễ khiến thành tĩnh mạch bị sưng, cùng với đó là sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn làm gia tăng áp lực lên vùng chậu, từ đó dần khiến cho tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, giãn căng quá mức cuối cùng sẽ hình thành nên các búi trĩ.

Ngoài ra, khi mang thai bị táo bón thường xuyên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ ngoại và làm bệnh phát triển phức tạp hơn.

Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại
Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do cấu tạo cơ thể thay đổi

Trong quá trình mang thai, một số vị trí của cơ quan bị dịch chuyển. Ví dụ như phần trực tràng của thai phụ nghiêng hơn về phía sau, độ cong lớn hơn so với trước khi mang thai.

Cùng với đó là sức ép ở tử cung khiến phụ nữ thường khó đi đại tiện hơn và dễ bị táo bón trong thời kỳ mang thai hơn. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ngoại.

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do sự phát triển của thai nhi

Khi đang mang thai, áp lực từ thai nhi sẽ lớn dần theo thời gian. Sức nặng của thai nhi làm tăng sức ép lên vùng trực tràng, làm cản trở dòng máu lưu thông ở trực tràng và hậu môn.

Dẫn đến giãn nở tĩnh mạch trong của hậu môn trực tràng, gây đại tiện khó khăn và lâu dần sẽ tạo thành các búi trĩ.

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do vệ sinh kém

Những phụ nữ từng mắc các bệnh về khí hư và kinh nguyệt sẽ có nguy cơ mắc trĩ ngoại cao hơn người bình thường. Do dịch và khí hư tiết ra ngoài, lúc này không vệ sinh kịp thời và dẫn đến dễ bị mắc bệnh trĩ ngoại.

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do sinh nở

Sau khi sinh nở, vùng khoang bụng của phụ nữ sẽ bị trống, các mẹ thường không có cảm giác đi đại tiện. Ngoài ra, việc thường xuyên nằm 1 chỗ để trông em bé làm tăng nguy cơ bị táo bón và dễ bị bệnh trĩ.

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do môi trường và áp lực công việc

Khi mang thai chị em thường hạn chế đi lại nhiều, thường xuyên ngồi một chỗ làm việc và ít khi vận động.

Lúc này, áp lực công việc khiến thai phụ dễ bị stress, tạo ra áp lực dồn nén lên các mạch máu trên cơ thể.

Ngoài ra, do tĩnh mạch ở vùng hậu môn khá yếu, dễ bị dãn nở do áp lực cũng có thể dẫn tới trĩ ngoại.

Bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại do chế độ ăn uống

Trong thời gian có thai chị em thường quên bổ sung thêm chất xơ như rau xanh, hoa quả. Đây là nhân tố khiến mẹ bầu cực kỳ dễ bị táo bón.

Trĩ ngoại khi mang thai không được chữa kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, tắc nghẹt búi trĩ,… gây ảnh hưởng tới thể chất của thai phụ và sự tiến triển của thai nhi.

Vì vậy, nếu thấy có bất cứ dấu hiện nào của bệnh trĩ ngoại khi đang trong thai kỳ thì các mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời khám chữa.

tu-van-truc-tuyen-3

Phải làm gì khi bị trĩ ngoại lúc mang thai?

Nhiều người cho rằng bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại thì lúc sinh nở thường phải rặn mạnh sẽ khiến cho các búi trĩ sa ra nhiều hơn và gây đau đớn hơn. Vì vậy có rất nhiều chị em thắc mắc nếu bị trĩ ngoại khi mang thai thì phải làm sao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh trĩ ngoại khi mang thai không thiết phải chỉ định sinh mổ.

Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 và 2 thì có thể sinh thường vì mức độ ảnh hưởng là không đáng lo ngại ở giai đoạn này. Nếu có thì chỉ xuất hiện sau khi sinh.

Đối với bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 3 và 4 thì thai phụ sẽ được chỉ định tiến hành sinh mổ để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sau. Bởi vì, khi sinh thường thai phụ sẽ phải cố gắng rặn hết sức, đièu này dễ khiến cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn. Từ đó tình trạng xuất huyết nhiều gây mất máu và dẫn đến nhiễm trùng nặng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Vì vậy, đầu tiên khi trị bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiếm tra tình trạng bệnh của thai phụ và chỉ định xem có thể sinh thường hay sinh mổ.

Sau khi sinh cần đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng chống để ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển thêm.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại ở phụ nữ có thai

Trong thai kỳ là giai đoạn quan trọng của mỗi người phụ nữ, vì vậy để tránh nhưng nguy cơ bệnh gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi, các bà bầu nên lưu ý một số biện pháp phòng tránh tại nhà như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón chính là một trong những ưu tiên uy tín để phóng tránh trường hợp các bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, đậu, rau, củ, trái cây và uống nhiều nước (khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày).
  • Hạn chế các loại gia vị, ăn bớt muối, bớt đường.
  • Tránh xa các chất kích thích và chất gây nghiện như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá,... vì chúng làm thai phụ dễ bị kích thích ổ bụng, không tốt cho tiêu hóa và thai nhi.
  • Tránh ngồi quá lâu, hoặc đứng trong thời gian dài sẽ làm bệnh trĩ nặng thêm.
  • Thường xuyên đi lại vận động và làm các bài tập đơn giản khi ngồi làm việc lâu.
  • Đi bộ thư giãn hoặc tập kegel rất tốt đặc biệt cho phụ nữ mang thai.

Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Rửa sạch hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, dùng các loại giấy mềm, giấy đảm bảo vệ sinh để lau rửa hậu môn.
  • Nằm về phía bên trái khi ngủ, nằm đọc sách và xem tivi thay vì ngồi để giảm áp lực lên tĩnh mạch và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ hàng ngày, không ngồi lâu khi đại tiện, đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu để tráng gia tăng áp lực lên trực tràng.
  • Dùng cách chườm lạnh lên vùng hậu môn để hạn chế tình trạng búi trĩ sưng tấy.
  • Tắm bằng nước ấm, tập ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích tuần hoàn máu ở tĩnh mạch.
  • Không tự ý dùng thuốc tùy tiện, phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi uống thuốc vì rất dễ gây nguy hiểm cho thai nhi và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề hay có các dấu hiệu bất thường nào liên quan đến bệnh trĩ, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và những phát minh mới về y tế, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã và đang áp dụng hiệu quả phương pháp dùng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị cho các bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại thu được nhiều kết quả trên mong đợi.

Với những ưu điểm là: an toàn, ít gây đau, ít chảy máu, điều trị nhanh chóng và hiệu quả cao, không tái phát và cũng không để lại sẹo. Đây chính là phương pháp được nhiều phòng khám trên thế giới sử dụng và đánh giá cao.

Xem thêm: Những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại

Hi vọng những chia sẻ trên từ các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về lý do các bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại cũng như cách phòng tránh hiệu quả.

Phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh là địa chỉ tin cậy và uy tín để người bệnh an tâm lựa chọn khi gặp vấn đề về sức khỏe hậu môn trực tràng. Bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được thăm khám và hỗ trợ trực tiếp. Hoặc gọi điện cho chúng tôi vào hotline 01694.976.999 - 01694.926.999 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh