Phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bệnh trĩ ngoại là một trong ba hình thức biểu hiện của bệnh trĩ nói chung. Tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng những triệu chứng khó chịu và những biến chứng chúng gây ra rất đáng lưu tâm. Ý thức được điều đó, người bị trĩ ngoại luôn quan tâm đến phương pháp điều trị trĩ ngoại tốt. Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại - nguyên nhân và cách điều trị qua những chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược bị giãn phình ra, nổi lên và được che phủ bởi lớp da mỏng gọi là búi trĩ. Búi trĩ có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường vì chúng luôn nằm ngoài hậu môn và rất khó chảy máu.

điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại được hình thành do đâu?

Không bàn đến cơ chế hình thành, những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:

- Do thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt việc ăn quá nhiều các loại đồ béo, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, ít bổ sung chất xơ và vitamin trong rau củ là nguyên nhân gây táo bón, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.

- Chức năng đường ruột: Đường ruột được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ bởi nhiều người ăn uống khá hợp lí và lành mạnh nhưng vẫn bị bệnh trĩ ngoại do đường ruột hoạt động kém hiệu quả dẫn đến tao bón kinh niên, người bệnh luôn phải rặn mạnh gây nứt tĩnh mạch thành hậu môn.

- Do thói quen trong vận động: tính chất đặc thù công việc đòi hỏi bạn đứng hoặc ngồi  liên tục. Điều này gia tăng áp lực lên vùng hậu môn khiến cho máu không lưu thông liên tục. Việc duy trì một tư thế quá lâu trong thời gian dài làm suy yếu hệ thống tĩnh mạch gây ra bệnh trĩ ngoại.

- Mang thai và sinh nở: Bệnh trĩ ngoại ở phụ nữ cũng có thể được hình thành trong thời gian mang thai bởi vì trong suốt 9 tháng thai kì, thai nhi không ngừng lớn lên trong tử cung tạo sức ép lên bàng quang - trực tràng – hậu môn. Hậu sản, hậu môn của thai phụ đặc biệt rất dễ tổn thương, nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ bị trĩ về sau.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, các yếu tố khác như cao huyết áp ảnh hưởng đến tĩnh mạch hậu môn, bị bệnh liên quan đến đường ruột, hậu môn, trực tràng hay thậm chí là xơ động mạch chủ, xơ gan cũng thúc đẩy phát sinh bệnh trĩ ngoại.

>> Bài viết liên quan: Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại và cách điều trị

Phương pháp điều trị trĩ ngoại

Thay đổi thói quen

Cách tốt đối phó bệnh trĩ ngoại là phòng tránh những nguyên nhân gây ra bệnh, nếu bệnh còn nhẹ và người bệnh hạn chế được những yếu tố bện trên thì cơ hội được trị khỏi hoàn toàn là khá cao. Đây là những hành động cụ thể giúp bạn thoát khỏi bệnh trĩ ngoại:

- Xây dựng thói quen đại tiện vào thời điểm định trong ngày, khi thấy khó đại tiện hoặc phân cứng, nên chia làm hai lần đại tiện trong ngày để giảm áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn.

- Ăn uống khoa học: ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, tránh xa các chất kích thích và chất gây nghiện.

- Luyện tập thể thao mỗi ngày.

- Nếu công việc buộc phải ngồi hay đứng liên tục, hãy đổi tư thế sau mỗi nửa tiếng.

- Ngâm hậu môn mỗi ngày 2 lần,mỗi lần 20 phút trong nước ấm và vệ sinh sạch sẽ.

- Luyện tập cơ hậu môn: phương pháp này gần giống như cách thức kennel giúp trị xuất tinh sớm, nhàm giúp cơ hậu  môn hoạt động tốt hơn.

điều trị trĩ bằng thuốc

Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc

- Thuốc uống (dạng viên, nang) đem lại công dụng tăng khả năng thẳm thấu đồng thời gia tăng độ bền của thành thành tĩnh mạch, giúp giảm phù nề và sưng tấy.

- Thuốc bôi có tinh chất giảm đau, ngứa, chống viêm, sát trùng.

Tuy nhiên những loại thuốc được dùng phải có chỉ định cuả bác sĩ điều trị. Thông thường, điều trị bằng thuốc thích hợp cho bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu, còn bệnh nhân mức độ nặng sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cắt búi trĩ.

Phẫu thuật điều trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại thường được khuyến cáo không nên làm phẫu thuật trừ khi nhiễm trùng và hoại tử nghiêm trọng. Cơ chế phẫu thuật là làm đông, thắt mạch máu bằng điện dung cao tần, cắt bỏ búi trĩ bằng dao điện, xâm nhập ít có thể để giảm đau.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về trĩ ngoại, có thể tìm đến phòng khám đa khoa Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội – cơ sở điều trị có uy tín uy tín hiện nay nhờ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm điều trị lâu năm.

bn

Tham khảo:

 

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh