Áp xe hậu môn là một dạng nhiễm trùng mưng mủ xảy ra tại vùng da quanh hậu môn, gây nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành rò hậu môn và gây nguy hại lớn đến sức khỏe. Dưới đây các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài mẹo chữa áp xe hậu môn đơn giản và hiệu quả dứt điểm.
Bệnh áp xe hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là hiện tượng xuất hiện những khối sưng có mưng mủ khu trú ở hậu môn, sau một thời gian hình thành các ổ áp xe có thể bị vỡ ra bên ngoài, gây đau đớn, chảy dịch, ngứa ngáy, khó chịu và dễ gây nhiễm trùng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Có rất nhiều loại áp xe tương ứng với các vị trí áp xe vùng hậu môn, bao gồm:
- Áp xe giữa các lớp cơ và áp xe dưới da.
- Áp xe niêm mạc.
- Áp xe hố ngồi trực tràng.
- Áp xe chậu hông trực tràng.
Triệu chứng của áp xe hậu môn
Đầu tiên, ở hậu môn sẽ xuất hiện khối cứng sưng phồng, sờ vào thấy đau, có thể chứa mủ trắng.
Sau này, cảm giác đau nhức, ngứa ngáy khó chịu càng tăng lên khiến người bệnh đứng ngồi không yên, thậm chí có thể bị sốt.
Triệu chứng dễ nhận thấy là đại tiện ra máu cùng với đó là dịch nhầy và mủ.
Bệnh khiến người toàn thân mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, chán ăn, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, thiếu tập trung.
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn do rất nhiều nguyên do, chủ yếu từ những viêm nhiễm bên ngoài, do vệ sinh kém và do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.
Nguyên nhân còn do những người đã từng bị trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, polyp hậu môn, bệnh lây truyền qua đường tình dục,… tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công ở hậu môn hình thành áp xe hậu môn.
Thêm nữa, các phẫu thuật ngoại khoa tại hậu môn trực tràng, hay do quá trình mổ đẻ, tiểu phẫu niệu đạo, vùng xương cụt,... không được đảm bảo an toàn dẫn đến viêm nhiễm hậu môn gây áp xe hậu môn.
Một lý do khác đó là do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị các bệnh hậu môn trực tràng hoặc những người đang dùng xạ-hóa trị điều trị bệnh ung thư,... dễ gây ra áp xe.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch kém, thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể bị suy nhược cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh áp xe hậu môn hơn, đó là lý do vì sao người già và trẻ nhỏ là các đối tượng dễ mắc bệnh.
Bệnh áp xe hậu môn gây ra nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ gây đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, áp xe hậu môn còn có thể gây nhiều nguy hại tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời:
Ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ hoặc dùng các loại dung dịch có tính tẩy mạnh, hay thói quen mặc đồ quá chật và bí khí khi đang bị áp xe hậu môn sẽ khiến vùng da quanh hậu môn bị kích ứng nặng thêm.
Cảm giác đau ngứa ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường ngày, gây khó khăn khi đại tiện, làm người bệnh sợ đi đại tiện nên chứng táo bón càng nặng hơn.
Khiến người bệnh đứng ngồi không yên, luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng công việc,...
Người bệnh sẽ đau đớn, ngứa ngáy nên hay gãi, từ đó làm trầy da và viêm nhiễm trầm trọng hơn. Dẫn đến viêm nhiễm lan sang các vùng lân cận gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: Viêm loét hậu môn, rò hậu môn, nhiễm trùng máu, viêm nang lông quanh hậu môn,...
Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh mặc cảm, không còn hứng thú trong “chuyện ấy”, luôn tìm cách xa lánh bạn tình, dần khiến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ.
Gây viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ
Vùng hậu môn rất gần với cơ quan sinh sản của nữ giới nên khi bị áp xe hậu môn cũng rất dễ gây nên viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản.
Gây rò hậu môn
Áp xe hậu môn là giai đoạn bệnh cấp tính, khi không được điều trị ngay từ giai đoạn này thì bệnh sẽ biến chứng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các ổ áp xe lúc này vỡ ra và làm xuất hiện những đường rò nối thông dạng đường ngầm kéo dài từ thành trực tràng hoặc ống hậu môn ra bên ngoài vùng da quanh hậu môn, gọi là rò hậu môn. Rò hậu môn gây nhiều đau đớn và cần phải được điều trị ngay tránh những nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, nếu những ổ áp xe càng ngày càng lớn dần kèm theo đau đớn tăng lên thì người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm đi thăm khám và chữa áp xe hậu môn ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Mẹo chữa áp xe hậu môn đơn giản và hiệu quả và dứt điểm
Điều trị bệnh áp xe hậu môn phụ thuộc vào vị trí áp xe và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Chủ yếu gồm các phương pháp sau:
1. Chữa áp xe hậu môn bằng thuốc
Thuốc chữa áp xe hậu môn chỉ giúp thuyên giảm các triệu chứng đau và hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bao gồm các loại thuốc: kháng sinh, tiêu viêm, giảm đau,...
2. Chữa áp xe hậu môn bằng phẫu thuật
Phẫu thuật cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh áp xe đã có rò hậu môn hay chưa để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Thông thường khi áp xe chưa chuyển thành rò hậu môn thì sẽ được tiến hành dẫn lưu mủ ra ngoài bằng thiết bị chuyên dụng.
Đối với trường hợp ổ áp xe đã bị vỡ gây ra rò hậu môn thì các bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt bỏ khối áp xe, sau đó là cắt bỏ đường rò cùng phần da bị hư hại.
3. Chữa áp xe hậu môn bằng kỹ thuật HCPT
Đây là phương pháp chữa áp xe hậu môn được áp dụng phổ biến hiện nay. Bằng cách dùng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT hiện đại, sử dụng sóng cao tần sẽ giúp loại bỏ áp xe hậu môn một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn, và ít gây đau, hiệu quả điều trị tối đa và ngăn chặn được nguy cơ tái phát.
Đây cũng là phương pháp được Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cùng nhiều cơ sở y tế chuyên khoa áp dụng điều trị thành công cho không chỉ với bệnh áp xe hậu môn mà còn rất nhiều bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng phức tạp khác như bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng,...
Phòng tránh bệnh áp xe hậu môn như thế nào?
Ngoài việc chữa áp xe hậu môn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị thì người bệnh cần quan tâm và chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ tối đa cho quá trình trị bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Hàng ngày nên giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng hậu môn, không dùng xà phòng để rửa, tránh dùng giấy cứng để lau.
Ngoài ra, kết hợp với cách ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng, ngày từ 2-3 lần có tác dụng giảm đau hậu môn rất tốt.
Hạn chế táo bón và cũng là ngăn ngừa các bệnh lý hậu môn trực tràng có thể xảy đến bằng cách thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập hợp lý: Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, không dùng chất kích thích hay chất gây nghiện, uống nhiều nước; tập thể dục thường xuyên, không đứng lâu ngồi nhiều; tập thói quen đi đại tiện theo giờ mỗi ngày,...
Cuối cùng, người bệnh không nên chủ quan đối với các triệu chứng bệnh mà không đi thăm khám, dẫn dến hậu quả nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu bất thường vùng hậu môn, hãy nhanh chóng tới thăm khám tại địa chỉ uy tín để chữa áp xe hậu môn một cách hiệu quả và đảm bảo.
Xem thêm: Phân loại áp xe hậu môn và cách điều trị
Trên địa bàn Hà Nội, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là cơ sở y tế được đánh giá cao về điều trị các bệnh hậu môn trực tràng. Với thế mạnh là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh áp xe hậu môn và bên cạnh đó còn áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị tối đa. Vì vậy, đa khoa Hưng Thịnh chính là lựa chọn uy tín cho các bệnh nhân áp xe hậu môn.
Trên đây là những thông tin được các bác sĩ khoa Hậu môn – Trực tràng thuộc Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ về Mẹo chữa áp xe hậu môn đơn giản và hiệu quả dứt điểm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hậu môn trực tràng, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được vấn miễn phí và chính xác.
Hoặc bạn cũng có thể đến ngay địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám và được chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
Chúc bạn sức khỏe và thành công!