Mẹo chữa bệnh trĩ ở trẻ em phụ huynh nên biết

Mẹo chữa bệnh trĩ ở trẻ em phụ huynh nên biết

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Vẫn có nhiều người nghĩ rằng trẻ em thì không thể bị trĩ. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Vì vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời, tránh để bệnh trĩ ở trẻ em kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với sa trực tràng vì cơ hậu môn còn yếu nên sau khi trẻ đi đại tiện xong, hậu môn không tự động co lại nhiều. Nếu trực tràng sa hoặc búi trĩ sa ra ngoài thì cũng khó co lại ngay được. Trường hợp này lặp lại nhiều lần làm cho trực tràng - hậu môn bị nhiễm trùng, tổn thương, và chảy máu.

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em khá dễ nhận ra nếu các phụ huynh chú ý đến thói quen đại tiện của trẻ.

  • Đầu tiên là triệu chứng táo bón kéo dài.
  • Trẻ thường đi đại tiện rất lâu.
  • Trẻ hay bị ngứa, đau rát hậu môn, sờ thấy vùng hậu môn có khối sưng phồng.
  • Đại tiện ra máu cũng có thể xảy ra sau một thời gian dài bị táo bón.

Cha mẹ cần chú ý đến trẻ để sớm nhận ra các dấu hiệu như: ẩm ướt vùng hậu môn, hay gãi và ngứa hậu môn, hậu môn bị sưng phồng, có máu kèm theo phân sau khi đi đại tiện, … thì rất có thể con bạn đang bị trĩ hoặc mắc một số bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm khác.

 

Bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em

 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em không thể xem nhẹ được:

Khi còn nhỏ, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, cộng thêm giữa trực tràng và hậu môn vẫn chưa liên kết chặt chẽ, vì thế trực tràng dễ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

Trong nhiều trường hợp, trẻ ngồi bô quá lâu, khiến áp lực trong bụng tăng cao, làm trực tràng cũng phải chịu áp lực xuống từ đó dễ trượt xuống và sa ra ngoài hậu môn.

Táo bón chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em và cả người lớn.

Nguyên nhân chính nữa là do chế độ ăn uống của trẻ. Ăn ít chất xơ, uống ít nước và thói quen ăn đồ ăn vặt, khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không ăn hoa quả và rau xanh chính là nguyên nhân làm trẻ bị táo bón kéo dài, cần phải thay đổi ngay.

Bệnh trĩ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ ở trẻ em rất nguy hiểm vì nếu bị trĩ sẽ làm cho trẻ sợ đau mà nhịn đi đại tiện, làm các chất thải và độc tố không được thoát ra ngoài, làm chứng táo bón trầm trọng hơn và bệnh càng khó chữa hơn.

Ngoài ra, do cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Bệnh trĩ một khi đã xuất hiện sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời như áp xe hậu môn, nứt hậu môn, rò hậu môn,... khiến trẻ chịu nhiều đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của trẻ.

tu-van-truc-tuyen-3

Mẹo chữa bệnh trĩ ở trẻ em phụ huynh cần biết

Bệnh trĩ ở trẻ em cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời ngay từ giai đoạn nhẹ để tránh bị ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của trẻ.

Ngoài ra điều trị trĩ ở giai đoạn đầu luôn đơn giản và dễ dàng hơn. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng phải dùng đến phương án phẫu thuật để chữa trị.

Việc chữa bệnh trĩ ở trẻ cần phải phụ thuộc vào tình hình và mức độ phát triển của bệnh của trẻ để áp dụng đúng phương pháp. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, gia đình có thể cho trẻ dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kèm theo đó nên áp dụng các biện pháp phòng tránh tại nhà để hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả cao.

Các bác sĩ khuyên rằng đối với trẻ nhỏ không nên dùng phương pháp phẫu thuật vào điều trị bệnh trĩ vì có thể gây nguy hiểm.

Cách giảm triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Sau khi đã nhận biết được triệu chứng và dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh nên kết hợp điều trị giảm các triệu chứng bệnh trĩ và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát bằng cách thực hiện theo những biện pháp dưới đây:

Biện pháp dân gian giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Xông hơi vùng hậu môn cho trẻ bằng các loại thuốc thảo dược từ cây kinh giới, rau diếp cá,… để máu được lưu thông tốt hơn, hỗ trợ điều trị bệnh.

 

Chữa bệnh trĩ ở trẻ em
Chữa bệnh trĩ ở trẻ em

Rửa hậu môn bằng nước ấm pha muối mỗi ngày, là sau mỗi lần trẻ đi đại tiện và trước khi đi ngủ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.

Khi trẻ bị táo bón, để giúp nhuận tràng, hãy xoa bụng cho trẻ theo chiều từ bên phải xoa sang bên trái rồi xoa xuống đến bụng dưới và ngược lại, mỗi ngày làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút sẽ có tác dụng rất tốt để giảm tình trạng táo bón ở trẻ em.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau xanh, rau củ, hoa quả tươi như rau chân vịt, súp lơ, cà rốt, chuối, rau mồng tơi,...

Các loại thực phẩm như sữa chua, mật ong, chuối,... cũng rất tốt để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Cho trẻ uống nhiều nước giúp giảm tình trạng táo bón.

Không nên để trẻ ăn các loại đồ ăn khó tiêu, nhiều gia vị cay nóng, có chất cocain như cà phê, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ

Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng để hệ tiêu hóa được đào thải hết chất thải có hại và tránh gây ra táo bón.

Không để trẻ ngồi bô quá lâu trên 30 phút mỗi lần đi đại tiện:

Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ, nên rửa bằng nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ.

Tập cho trẻ thói quen vận động

Thường xuyên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, tập thói quen tập thể dục và vui chơi để giảm bớt khó chịu do bệnh trĩ ở trẻ em.

Trên đây là những thông tin về các mẹo chữa bệnh trĩ ở trẻ em được các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ, hy vọng các phụ huynh đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích để sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ.

Xem thêm: 7 cách điều trị bệnh trĩ dứt điểm không cần phẫu thuật

Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường vùng hậu môn trực tràng ở trẻ, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng.

Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của phòng khám theo số điện thoại 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được hỗ trợ chi tiết.

Hoặc đến trực tiếp phòng khám số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thăm khám và hỗ trợ điều trị nhanh chóng.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh