Đi đại tiện ra máu là hiện tượng đi ngoài có kèm theo máu tươi. Máu có thể chảy ít hoặc nhiều tùy theo từng loại bệnh và mức độ phát triển của bệnh. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại trực tràng hay thậm chí là ung thư đại trực tràng. Vì vậy, tìm hiểu đại tiện ra máu nguyên nhân do đâu là rất cần thiết để sớm có các biện pháp phòng tránh.
Đại tiện ra máu nguy hiểm như thế nào?
Đại tiện ra máu diễn ra trong thời gian dài làm người bệnh mất nhiều máu, dẫn đến thiếu máu, choáng ngất, đau đầu, sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và sinh hoạt.
Đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu sớm của u bướu hậu môn trực tràng, hầu hết các khối u ác tính có nguy cơ cao trở thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Nếu đại tiện ra máu do nguyên nhân bệnh lý mà không được điều trị dứt điểm thì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu là biểu hiện dễ nhận thấy ở những người mắc bệnh trĩ. Trĩ xảy ra do các tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức.
Ở cấp độ nhẹ, người bệnh chỉ thấy máu ít ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi cầu. Khi tình trạng ra máu kéo dài mà không tiến hành điều trị kịp thời sẽ dẫn đến búi trĩ sa ra ngoài cùng với đó là lượng máu chảy ngày càng nhiều, thậm chí máu đông thành cục rất nguy hiểm.
Về sau, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, hay đi lại nhiều là búi trĩ lại sa ra và gây chảy máu, đau đớn, viêm sưng búi trĩ.
Nứt kẽ hậu môn
Khi bị nứt kẽ hậu môn, mỗi khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy có máu đỏ sẫm xuất hiện kèm theo cảm giác đau rát.
Các bệnh lý nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, rò hậu môn thường có triệu chứng đặc trưng là đau hậu môn, có máu khi đại tiện, máu đỏ sẫm và nhỏ thành giọt. Và các bệnh trên có nguồn gốc đều từ táo bón vì đó là nguyên do làm bệnh nhân cố rặn, gây áp lực cho ổ bụng và làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, xuất huyết.
Táo bón
Táo bón là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều vấn đề cho đường ruột.
Táo bón thường do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, lạm dụng rượu bia, hoặc đồ ăn cay nóng gây hại cho đường tiêu hóa gây nên.
Khi bị táo bón, phân thường cứng và người bệnh phải cố rặn, gây trầy xước vùng niêm mạc hậu môn, có thể làm rách, nứt và chảy máu ở vùng hậu môn.
Polyp đại trực tràng
Polyp là những khối u lồi vào bên trong đại trực tràng. Dấu hiệu hay gặp là ra rất nhiều máu tươi khi đi đại tiện, làm người bệnh mất máu nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Polyp trực tràng: Có dấu hiệu duy là đại tiện ra máu rất nhiều, màu đỏ tươi, máu chảy theo từng đợt, thậm chí dù không táo bón cũng có thể chảy máu.
Polyp đại tràng: Ngoài đi ngoài ra máu còn kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng, đại tiện xuất hiện dịch nhầy và mủ.
Nếu polyp có cuống dài và ở vị trí thấp gần ống hậu môn thì có thể bị sa ra ngoài.
Viêm ruột gây chảy máu
Viêm ruột bao gồm viêm kết tràng gây loét và bệnh Crohn. Biểu hiện chủ yếu của viêm ruột là máu chảy khi đi cầu kèm theo dịch nhầy trong phân. Ngoài ra, người bệnh cũng thấy đau tức vùng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, mệt mỏi, ...
Ung thư đại tràng
Hiện tượng máu chảy khá ít và thường dính theo phân khi đi đại tiện.
Ung thư trực tràng
Có máu tươi chảy từng giọt hoặc phun tia khi đại tiện, hiện tượng này có thể kéo dài thường xuyên.
Các bệnh lý khác
Đại tiện ra máu còn là dấu hiệu của: xuất huyết đường tiêu hóa trên, lồng ruột, kiết lỵ, các bệnh về máu khó đông, bệnh truyền nhiễm, hoặc do tác dụng phụ của thuốc, …
Cách chữa trị đại tiện ra máu
Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu cần phải hết sức lưu ý. Nếu chỉ do táo bón hoặc kiết lỵ thì có thể dễ dàng điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Nhưng nếu nguyên do các bệnh lý kể trên thì cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Điều trị đại tiện ra máu bằng Đông Y
Trường hợp đại tiện ra máu mức độ nhẹ, đơn giản thì một số bài thuốc sẽ có ích như: đắp lá ngải cứu, dùng thanh dầu trộn lẫn bột chu hoàng bôi bên ngoài.
Cùng với đó, có thể thực động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm táo bón.
Điều trị đại tiện ra máu bằng Tây Y
Dùng cho những trường hợp đại tiện ra máu mà nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý hậu môn – trực tràng.
Tùy thuộc vào mức độ chảy máu và những triệu chứng kèm theo để chẩn đoán và xác định phương án điều trị cụ thể:
Điều trị nội khoa
Được áp dụng đối với trường hợp chảy máu ít và không mấy phức tạp. Là cách sử dụng thuốc biệt dược để điều trị tận ngọn nguồn nguyên nhân gây bệnh nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng chảy máu.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ được áp dụng trong trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây chảu máu vùng hậu môn. Ví dụ như cắt bỏ búi trĩ, cắt bỏ polyp trực tràng, nếu cần thiết có thể phải cắt bỏ cả phần đại tràng và trực tràng bị hư hại.
Hiện nay, phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH vào điều trị các bệnh lý gây chảy máu ở hậu môn. Đây là kỹ thuật tiên tiến, được sử dụng phổ biến trong chữa trị dứt điểm bệnh trĩ, polyp hậu môn, áp xe hậu môn và đảm bảo chấm dứt được hiện tượng chảy máu.
HCPT và PPH là kỹ thuật sử dụng trường điện dung cao tần để làm đông và thắt nút các mạch máu, sau đó dùng dao điện để cắt bỏ những tác nhân gây bệnh.
Phương pháp này có các ưu điểm nổi bật như kiểm soát tốt, ít gây đau, giảm hoàn toàn tình trạng chảy máu, thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh. Bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục và quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường mà không lo tái bệnh.
Cách phòng tránh đại tiện ra máu
Dù là bệnh gì liên quan đến đường tiêu hóa và tiết niệu thì đều cần kết hợp các phương pháp chữa trị với thực hiện những cách phòng tránh tại nhà, cụ thể:
- Tránh ngồi quá lâu, đứng quá nhiều một tư thế, thay vì thế, cần thường xuyên vận động giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Tránh xa các đồ ăn dễ gây kích thích, cay nóng thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
- Ăn chín uống sôi, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi giúp phòng tránh táo bón.
- Uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày) giúp phân mềm và giúp giảm thiểu công việc cho đường ruột.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu khó lưu thông.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm, là sau khi đi đại tiện.
Xem thêm: Cách chữa đại tiện ra máu hiệu quả
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh về nguyên nhân gây đại tiện ra máu cũng như cách điều trị hiệu quả hiện nay.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về triệu chứng đại tiện ra máu hay vấn đề về hậu môn trực tràng, hãy liên hệ với phòng khám theo địa chỉ 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội hoặc gọi điện đến số đường dây nóng 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được tư vấn miễn phí.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!