8 nguyên nhân gây dị vật ở hậu môn và cách điều trị

8 nguyên nhân gây dị vật ở hậu môn và cách điều trị

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất hiện dị vật ở hậu môn như do nuốt phải những vật thể lạ, viêm nhiễm hậu môn hoặc các bệnh lý phức tạp khác. Một số bệnh có thể kể đến như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, áp xe hậu môn,... và cũng có thể là ung thư. Để bạn đọc sớm có biện pháp phòng ngừa, các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ điểm qua một vài nguyên nhân trong bài viết dưới đây:

Dị vật ở hậu môn là gì?

Dị vật ở hậu môn là tình trạng người bệnh cảm thấy khó chịu, như có thứ gì đó chèn ép gây vướng víu ở vùng hậu môn.

Những biểu hiện khi có dị vật ở hậu môn là: sưng hậu môn, ngứa xung quanh hậu môn, đau rát, cảm thấy bức bí, đi đại tiện khó khăn, luôn có cảm giác cồm cộm ở hậu môn như có vật lạ gì đó ở bên trong.

Hình ảnh dị vật ở hậu môn

Những nguyên nhân dẫn tới dị vật ở hậu môn

1. Nguyên nhân vật lý

Một vài trường hợp có dị vật ở hậu môn là do nuốt phải các vật thể lạ như chìa khóa, xương cá, ống hút,... đến khi đi ngoài thì lại bị tắc ở hậu môn gây cảm giác cộm đau.

Túi sỏi mật lưu lại ở ranh giới hậu môn với trực tràng cũng là một loại dị vật gây cảm giác đau.

Một lý do khác là do cách quan hệ tình dục thô bạo, dùng các loại dụng cụ tình dục đưa vào hậu môn gây tắc nghẽn.

Hoặc cũng có thể do các dụng cụ phẫu thuật khi xâm nhập vào trực tràng gây ra tình trạng bị chèn ép vùng hậu môn trực tràng.

Những dị vật này, một số bị giữ lại ở vách trực tràng, còn lại bị tắc ở cơ vòng hậu môn, chính là nguyên nhân gây cảm giác khó chịu ở hậu môn.

tu-van-truc-tuyen-3

2. Bệnh trĩ

Là nguyên nhân thường gặp gây dị vật ở hậu môn, bao gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

Trĩ ngoại

Dị vật là một khối thịt sa xuống ống hậu môn mà người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khối sa xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của trĩ ngoại. Người bệnh có thể sờ thấy dị vật như mô thịt thừa, đó chính là búi trĩ, nhưng không gây đau. Giai đoạn nặng hơn, các búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, gây chảy máu khi đại tiện, nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn làm cho bệnh nhân đau đớn và khó chịu.

Trĩ nội

Dị vật là các búi trĩ xuất hiện ở trĩ nội cấp độ 2. Ở giai đoạn này, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi lần đại tiện nhưng lại thụt vào sau khi đi xong. Đến cấp độ 3, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và phải dùng tay ấn búi trĩ vào trong. Giai đoạn 4, búi trĩ nằm thường trực ngoài hậu môn, dùng tay cũng không thể đưa búi trĩ vào trong. Ngoài ra kèm theo một số triệu chứng như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn.

Bệnh nghiêm trọng còn dẫn tới nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, biến chứng thành các căn bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm khác.

Trĩ hỗn hợp

Là bị trĩ ngoại và trĩ nội cùng một lúc. Bệnh trĩ thường gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, vùng hậu môn luôn ẩm ướt, giống như có vật chặn bên trong và bên ngoài hậu môn.

Xem thêm: Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

3. Sa trực tràng

Là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng sa ra ngoài và chui qua lỗ hậu môn, nằm ở ngoài hậu môn.

Ban đầu, khối sa rất nhỏ và ngắn, ngắn, chỉ xuất hiện nếu rặn khi đại tiện. Sau đó khối sa tự chui vào ống hậu môn trực tràng sau khi đi vệ sinh xong.

Khi khối sa phát triển lớn dần, đại tiện xong nhưng khối sa không tự biến mất mà phải dùng tay đẩy khối sa lên. Sau này, mỗi khi bệnh nhân đi lại nhiều hay ngồi xổm thì khối sa lại xuất hiện, dù có dùng tay đẩy lên thì nó vẫn lại tụt xuống. Có thể kèm theo triệu chứng đại tiện ra máu và máu kèm theo phân, máu đỏ tươi và chảy khá ít.

Sa trực tràng thường xuyên nằm ngoài hậu môn có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và làm giảm năng xuất lao động.

4. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là bệnh lý cấp tình, là dạng nhiễm trùng mưng mủ vùng hậu môn. Do vùng hậu môn bị nhiễm khuẩn hình thành ổ áp xe, khiến vùng da quanh hậu môn cũng bị lây nhiễm. Dịch mủ từ áp xe làm hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu.

Triệu chứng thường thấy là khi đi đại tiện có cảm giác như có vật gì đó bị mắc kẹt, rặn rất đau như cứa vào da thịt. Ổ áp xe sưng to, để lâu có thể vỡ gây lở loét, nhiễm trùng và nguy cơ dẫn đến rò hậu môn rất cao.

Dị vật ở hậu môn

5. Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây dị vật ở hậu môn có vết nứt nhỏ hình oval. Triệu chứng thường gặp là cảm giác nhức nhối, đau như bị dao cứa ở hậu môn, đi đại tiện có máu, đại tiện xong vẫn còn đau. Máu chảy thành tia hoặc thành giọt, lâu dần dẫn tới thiếu máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm lý người bệnh.

6. Viêm hậu môn

Là viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong hậu môn. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác đau tức ở hậu môn như có vật gì chèn ép, thỉnh thoảng có chảy máu khi đại tiện, đại tiện không hết, đi rồi vẫn muốn đi nữa.

7. Viêm ống trực tràng

Trực tràng bị viêm nhiễm gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đại tiện phân lúc rắn hoặc lỏng, cảm giác giống như có dị vật ở hậu môn.

8. U nhú phì đại

Vùng hậu môn xuất hiện các u nhú màu trắng và khá cứng. Các u nhú không ngừng phát triển và phì đại gây nên hiện tượng sưng đau nhức vùng hậu môn.

Ngoài ra, polyp trực tràng, bị vòng âm đạo hoặc bọt biển cũng có thể là các bệnh lý gây ra hiện tượng dị vật ở hậu môn. Bên cạnh đó, dị vật ở hậu môn cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Phòng tránh mắc dị vật ở hậu môn bằng cách nào?

Phòng tránh mắc dị vật hậu môn là điều không khó. Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn, cụ thể:

  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: tăng cường bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón, hạn chế đồ ăn cay nóng, sống, lạnh và tránh xa các chất kích thích.
  • Tránh làm việc lao lực, không ngồi hoặc đứng quá lâu, kết hợp làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ tình thần thoải mái, tránh lo lắng hay căng thẳng.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nhịn đại tiện, không cố rặn khi đại tiện, không ngồi quá lâu khi đi ngoài để giảm áp lực cho hậu môn, trực tràng.
  • Chú ý giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, ngăn chặn viêm nhiễm do tích tụ chất thải, cặn bã và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Cách điều trị khi có dị vật ở hậu môn

Với các trường hợp bị bệnh trĩ cấp độ 3 trở lên, áp xe hậu môn, rò hậu môn, polyp hậu môn trực tràng … các bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để giải quyết triệt để dị vật ở hậu môn.

Hiện nay, phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị dị vật ở hậu môn an toàn và hiệu quả. Đây cũng là phương pháp tiên tiến được nhiều cơ sở y tế áp dụng phổ biến.

  • Phòng khám chúng tôi hội tụ những y bác sĩ đầu ngành, luôn cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn theo xu hướng phát triển của ngành y thế giới.
  • Trang thiết bị được đầu tư hiện đại, máy móc y tế tân tiến, môi trường thân thiện, y tá và nhân viên chu đáo, tạo không gian thoải mái giúp người bệnh an tâm điều trị.
  • Bên cạnh đó, mọi chi phí điều trị được niêm yết và công khai theo quy định của Sở Y Tế, các thủ tục được đơn giản hóa nhanh gọn hơn. Người bệnh vì vậy có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh và tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị.

Hi vọng những thông tin từ các chuyên gia đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào nguyên nhân gây dị vật ở hậu môn, từ đó có phương hướng xử lý và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp tại phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh địa chỉ 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội. Hoặc gọi điện đến số hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được giải đáp nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh