Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự chữa được không?

Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự chữa được không?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Nứt kẽ hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng khá phổ biến. Đây được xem như một dạng viêm nhiễm hậu môn, những vết nứt ở niêm mạc hậu môn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nứt kẽ hậu môn là một tổn thương bên ngoài vậy có thể tự chữa được không? Cùng tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn

Đau hậu môn

Phần lớn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường có biểu hiện là đau hậu môn do tổn thương tại vết nứt gây ra. Cơn đau thường kéo dài vài giờ rồi sẽ tự dứt nhưng sẽ tái phát bất cứ lúc nào và đặc biệt đau khi người bệnh đi đại tiện. Khi xuất hiện dấu hiệu này bạn nên cảnh giác.

Chảy máu hậu môn

Những vết nứt ở hậu môn sẽ gây tổn thương mô mềm dẫn tới tình trạng chảy máu ở hậu môn là điều không thể tránh khỏi. Người bị nứt kẽ hậu môn thường kèm theo hiện tượng đại tiện ra máu nhưng lượng máu không nhiều có thể là dính trên giấy vệ sinh hay dính theo phân nếu bệnh nặng hơn có thể chảy thành giọt hay thành tia.

tu-van-truc-tuyen-3

Kéo theo một số bệnh phụ khoa

Các bộ phận thuộc vùng kín của chị em khá gần nhau nên có thể dẫn tới một số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, nhiễm trùng vùng kín,...

Ngứa hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường sẽ kéo theo hiện tượng ngứa hậu môn. Dịch nhầy tiết ra từ hậu môn đã kích ưng da hậu môn gây nên cảm giác ngứa ngáy. Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh thường xuyên cọ xát khiến vết thương ngày càng lan rộng.

bệnh hậu môn nứt kẽ

Nứt kẽ hậu môn có tự chữa được không?

Bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh lý phổ biến và có diễn biến phức tạp vì hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vết nứt ở hậu môn rất khó lành nếu không được điều trị chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học phù hợp thì có thể tự điều trị bệnh tại nhà.

Tự điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng thuốc Tây

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt việc sử dụng thuốc mỡ để bôi theo chỉ định của các bác sĩ.

Bôi thuốc trực tiếp vào hậu môn có thể làm giảm tĩnh mạch, giảm áp lực cơ vòng hậu môn, cầm máu và giảm đau. Một số bệnh nhân nếu bị bệnh nặng hơn các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Thuốc uống sẽ giúp chống táo bón, giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn. Thuốc bôi sẽ giúp giảm đau, giúp các vết nứt nhanh liền hơn. Thuốc kháng sinh có thể chống viêm nhiễm, sưng đau, tràn dịch, ...

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng hay sử dụng thuốc bừa bãi tránh tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh nứt hậu môn tại Hà Nội

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nứt kẽ hậu môn chính là do táo bón. Vì vậy, để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn trước hết cần ngăn chặn hiện tượng táo bón. Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi,  nước ép trái cây để nhuận tràng, hỗ trợ đường tiêu hóa, chống táo bón, giảm áp lực lên thành hậu môn mỗi lần đi đại tiện.

Uống nhiều nước (mỗi ngày ít 2 lít) để thanh lọc cơ thể, giúp làm mềm phân để việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh nhân có thể ngâm hậu môn với nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ để có thể sát trùng, giảm đau.

Sau khi vệ sinh nên rửa hậu môn bằng nước sạch hoặc giấy mềm để tránh làm tổn thương hậu môn.

Với những biện pháp này nếu kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp mới bị bệnh và chỉ có thể làm giảm các triệu chứng lâm thời chứ k có tác dụng điều trị bệnh triệt để.

hậu môn bị nứt kẽ

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc Đông y

Điều trị nứt kẽ hậu môn không chỉ có tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay điều trị bằng Tây y mà còn có thể điều trị bằng Đông y. Dưới đây là bài thuốc hữu hiệu đã được nhiều người áp dụng:

Thuốc uống: bao gồm những vị thuốc không hề khó tìm như: nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ,... có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt đường, điều huyết, thông kinh. Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng sức bền của thành tĩnh mạch, nhuận tràng, chống táo bón,...

Thuốc ngâm: bao gồm hỗn hợp hoa hòe, hoàng liên, bồ công anh, ngư tinh thảo, hoàng đằng, hổ trượng, khổ sâm, đại hoàng,... hỗn hợp này sẽ giúp đào thải cặn bã, lưu thông khí huyết, máu chuyển đều đến hậu môn và cải thiện vòng tuần hoàn đồng thời làm giảm đau, tiêu viêm, cầm máu.

Hiện nay phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh là địa chỉ đáng tin được nhiều bệnh nhân tin tưởng điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng nói chung và bệnh nứt kẽ hậu môn nói riêng. 

Phòng khám sở hữu hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Phòng khám nói không với trang thiết bị không rõ nguồn gốc để hỗ trợ tốt cho quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Đội ngũ bác sĩ của phòng khám là những người có chuyên môn cao được đào tạo từ các trường y khoa trong và ngoài nước với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các bệnh viện lớn chữa khỏi bệnh cho nhiều trường hợp.

Hiện nay phòng khám đa khoa Hưng Thịnh áp dụng hai phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn chính là:

Điều trị bằng thủ thuật: tiêm một lượng nhỏ Botox vào hậu môn để làm giãn co thắt cơ giúp các vết nứt nhanh lành lại.

Điều trị bằng tiểu phẫu: biện pháp này áp dụng trong trường hợp mãn tính. Đây là một dạng tiểu phẫu khá đơn giản. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ vòng hậu môn để giãn co thắt và làm lành các vết nứt.

Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn được các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ. Hy vọng có ích cho nhiều bệnh nhân. Nếu còn gì thắc mắc bệnh nhân có thể liên hệ phòng khám theo địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hay liên hệ hotline: 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh