Triệu chứng ống hậu môn có khối sa ra bên ngoài là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sa trực tràng. Tuy nhiên vì có các biểu hiện gần giống nhau nên nhiều người vẫn hay nhầm sa trực tràng và bệnh trĩ. Bài viết dưới đây tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hậu môn – trực tràng thuộc phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để chia sẻ cho bạn đọc về những nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng cần đề phòng cũng như hệ quả mà nó gây ra.
Bệnh sa trực tràng là gì?
Sa trực tràng là tình trạng thành trực tràng đi xuống, chui ra và thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Có hai mức độ sa trực tràng là sa một phần và sa toàn bộ.
- Sa một phần: Đoạn sa ra chỉ là lớp niêm mạc trực tràng, hậu môn, hay chỉ có trực tràng sa ra ngoài.
- Sa toàn bộ: Là tất cả niêm mạc, cả trực tràng và cả hậu môn đều sa ra ngoài.
Tương tự như bệnh trĩ, sa trực tràng cũng có dấu hiệu đặc trưng là có khối sa như cục thịt thừa sa ra bên ngoài ống hậu môn, một số trường hợp sẽ kèm theo đi đại tiện ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng
Bệnh sa trực tràng có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi khi mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sa trực tràng cao hơn so với nam giới, và thường xảy ra ở phụ nữ bị rách tầng sinh môn, đã từng cắt tử cung và ở những ca sinh khó.
Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở những người gầy yếu, sức đề kháng kém, người bị táo bón lâu ngày hoặc quá lạm dụng thuốc nhuận tràng kéo dài.
Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng thường gặp cần lưu ý:
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng ở trẻ em
- Với trẻ nhỏ thì sa trực tràng toàn bộ thường xảy ra nhiều hơn. Lý do là các bệnh như ho gà, tiêu chảy, táo bón, polyp đại trực tràng,... khiến ruột bị kích thích làm cho trẻ mót rặn. Ở những trẻ yếu bị co thắt hậu môn hoặc có cơ nâng hậu môn yếu thì sa trực tràng càng dễ xảy ra hơn.
- Với trẻ lớn hơn hầu như chỉ sa một phần trực tràng hoặc sa niêm mạc trực tràng bởi cơ nâng hậu môn đã phát triển và khỏe hơn. Ngoài ra, các bệnh lý như fimosis, bệnh lỵ, sỏi bàng quang ... cũng là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng do tăng áp lực trong ổ bụng
Đối với người trưởng thành đang gặp rắc rối với các bệnh lý như táo bón, kiết lỵ, fimossis, viêm đại tràng mãn tính, polyp đại tràng, sỏi bàng quang,... thì đường ruột sẽ luôn bị kích thích liên tục khiến người bệnh phải rặn nhiều, tăng áp lực lên trực tràng khiến nó dễ sa ra ngoài.
Chưa kể những đối tượng làm việc khuân vác nặng lâu dài khiến áp lực trong ổ bụng gia tăng một cách đột ngột, tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm suy yếu cơ nâng hậu môn và trở thành nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng cần chú ý.
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng do giải phẫu:
Do bẩm sinh hoặc do một số biến cố khiến cho các phương tiện treo giữ hậu môn trực tràng bị suy yếu và không đủ khả năng giữ trực tràng ở vị trí cũ.
- Trực tràng không dính vào thành bụng sau:
Khi tạo áp lực lên ổ bụng, vì trực tràng không có điểm nối giữ chặt với thành bụng nên chúng dễ dàng trượt ra ngoài.
- Mất độ cong sinh lý trực tràng:
Thông thường giữa ống hậu môn với bóng trực tràng luôn có một đoạn gấp khúc hay còn gọi là độ cong (từ 80 đến 100 độ) mở ra phía sau. Tuy nhiên, khi góc này mất đi độ cong sinh lý thì sa trực tràng sẽ xuất hiện.
- Túi cùng trực tràng cổ tử cung quá thấp:
Thoát vị trượt xảy ra khi có áp lực ổ bụng, lúc đó vì túi cùng trực tràng cổ tử cung quá thấp và sâu nên nó sẽ đè vào thành trước trực tràng, và dần dần nó đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn.
- Đáy chậu khiếm khuyết:
Do di truyền nên cân đáy chậu phát triển không bình thường, cụ thể: hoành đáy chậu rộng quá làm cơ nâng hậu môn bị nhão, điều này khiến nó không giữ chặt được trực tràng.
- Van trực tràng kém phát triển:
Nếu các van trực tràng không hoạt động tốt thì cơ hậu môn sẽ mất điểm nút, không giữ được trực tràng khi sa ra ngoài.
- Thiếu độ cong xương cùng:
Trực tràng nằm tựa vào xương cùng. Do vậy nếu xương cùng mất đi độ cong thì trực tràng cũng sẽ mất đi chỗ dựa và dẫn đến sa ra ngoài.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng còn có thể do: hình thành mạc treo trực tràng, đại tràng sigma quá dài, yếu mạc ngang, doãng rộng hậu môn, màng bụng tiểu khung dài và yếu, ...
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng do chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu vitamin nhóm B, không đủ cân nặng ở trẻ nhỏ làm sức đề kháng của trẻ yếu đi rất dễ bị sa trực tràng.
- Người táo bón, chứng lỵ, tiêu chảy thời gian dài phần đa sẽ bị sa trực tràng do họ thường phải cố rặn khi đại tiện làm gia tăng áp lực ổ bụng.
- Do thói quen ngồi bô ở trẻ nhỏ, khiến cánh mông bị tách ra và trực tràng dễ bị sa xuống.
- Do thói quen đại tiện quá lâu làm tăng nguy cơ táo bón và sa trực tràng.
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng do chấn thương
- Tiền sử chấn thương cân cơ đáy chậu, hoành chậu hông, cơ nâng và cơ thắt hậu môn là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng.
- Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ bị sa trực tràng lên đến 25 %.
- Những người bị bệnh trĩ, polyp đại trực tràng, hay sỏi bàng quang thường bị khó khăn khi đại tiện, gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải, nguy cơ bị sa trực tràng cao.
Những biến chứng nguy hiểm của sa trực tràng
Chảy máu
Sa trực tràng gây tổn thương niêm mạc ruột, loét và chảy máu khi đại tiện.
Viêm loét trực tràng
Khối sa phát triển lớn thì không thể tự co vào mà phải dùng tay để ấn vào, gây ra viêm sưng, lở loét, gây khó khăn cho sinh hoạt và là khi đại tiện.
Nghẹt và hoại tử
Trực tràng sa xuống co rút liên tục, không co lên được mà bị kẹt ở ống hậu môn, gây tắc nghẽn và phù nề niêm mạc, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử.
Tắc ruột
Đây là trường hợp rất nguy hiểm vì ruột non rơi xuống cùng trực tràng.
Vỡ trực tràng
Trực tràng khi sa ra ngoài sẽ trở thành điểm dễ tổn thương, chỉ cần có tác động mạnh rất có thể gây vỡ.
Sa tử cung, sa âm đạo
Nếu sa trực tràng kéo dài lâu ngày không điều trị sẽ kéo theo sa tử cung, sa âm đạo.
Nguy cơ ung thư
Sa trực tràng còn biến chứng nguy hiểm nữa là nguy cơ phát triển thành ung thư đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách phòng tránh sa trực tràng
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do sa trực tràng, mỗi người cần chú ý những điều sau:
Có chế độ ăn uống phù hợp
Ăn nhiều chất xơ, tăng cường vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh, củ quả, ngũ cốc,... giúp tăng sức đề kháng, chống lại táo bón.
Tránh đồ ăn nhiều đạm béo, dầu mỡ, các loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy hơi, đồ ăn cay nóng vì dễ làm kích thích niêm mạc ruột, ngăn cản hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Uống trên 2 lít nước mỗi ngày và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp giảm táo bón và làm đường ruột được thanh lọc.
Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,...
Chế độ sinh hoạt điều độ
Tập thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhai kĩ khi ăn. Bên cạnh đó nên tránh ăn quá no vào bữa tối, không ăn trước khi ngủ và không nằm ngay sau khi ăn.
Hãy cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, áp lực và căng thằng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn nâng cao sức đề kháng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh sa trực tràng hiệu quả
Hiện nay, Phòng Khám Đa khoa Hưng Thịnh là cơ sở ý tế đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vàp điều trị sa trực tràng thu được nhiều thành công.
Với các ưu điểm nổi trội như: an toàn, kiểm soát tốt, ít gây đau, ít chảy máu, thời gian tiến hành tiểu phẫu ngắn, không để lại sẹo, khả năng hồi phục nhanh, giúp điều trị dứt điểm sa trực tràng mà không lo tái phát.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia trực tràng – hậu môn thuộc phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh. Hi vọng bạn đọc đã biết thêm những kiến thức hữu ích về nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng và cách phòng tránh hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể gọi điện đến hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn. Hoặc có thể gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị tại địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Chúc bạn sức khỏe và thành công!