Bệnh trĩ gồm 3 dạng đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ hỗn hợp là sự xuất hiện cùng lúc của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Vì vậy, ngoài những đặc trưng cơ bản của bệnh trĩ ra thì trĩ hỗn hợp cũng sẽ có diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn. Biết được các giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp chính là cách tốt để phòng ngừa cũng như tìm ra phương pháp chữa trị bệnh cho phù hợp.
Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Trĩ là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở trong hậu môn bị giãn căng quá mức tạo thành các búi trĩ. Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Khi đó các búi trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành đám búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ trong ra ngoài ống hậu môn.
Chính vì thế nên mức độ nguy hiểm của trĩ hỗn hợp cũng được nhân đôi và phức tạp hơn. Bệnh không chỉ gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh mà nó còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hình thành bệnh mãn tính, khó điều trị.
Các giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp
Vì đây là sự kết hợp của các loại trĩ nội và trĩ ngoại nên trĩ hỗn hợp cũng sẽ mang các đặc điểm như hai loại trĩ kia và cũng có 4 giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp như sau:
Giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp độ 1
Hay còn gọi là trĩ hỗn hợp độ 1. Đây là cấp độ trĩ nhẹ, các biểu hiện bệnh thường chưa rõ ràng vì các búi trĩ mới hình thành và chỉ gây đau, ngứa và nóng rát xung quanh hậu môn.
Nhiều trường hợp sẽ có triệu chứng đại tiện ra máu nhưng rất ít và khó phát hiện, vì vậy người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám, lâu dần khiến bệnh nặng thêm.
Giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp độ 2
Sau một thời gian các búi trĩ hình thành và ngày càng lớn dần. Từ đó những cơn đau xảy ra nhiều hơn, dữ dội hơn. Kèm theo đó là tình trạng chảy máu lúc đi đại tiện càng nhiều, máu nhỏ giọt, đại tiện kèm theo dịch nhầy khiến vùng hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt, ngứa ngáy.
Búi trĩ lúc này có kích thước bằng hạt đậu và thường chỉ sa ra ngoài mỗi khi đi ngoài, nhưng sau đó lại có thể tự thu vào trong ống hậu môn.
Giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp độ 3
Lúc này búi trĩ đã phát triển lớn hơn nhiều, thành các búi trĩ ngoằn ngoèo, tĩnh mạch trĩ sưng phồng hơn. Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ nặng hơn, gây ra tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy và đau nhiều hơn. Đại tiện ra máu thường xuyên, máu chảy nhiều thành giọt hoặc có khi phun tia.
Khi đi đại tiện búi trĩ sa hẳn ra ngoài nhưng không tự thu vào hậu môn được nữa mà phải dùng tay đẩy lên.
Lâu dần khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, thiếu máu, toàn thân mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và chất lượng công việc.
Giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp độ 4
Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ, lúc này búi trĩ đã rất lớn lòi hẳn ra ngoài và thường xuyên nằm ngoài hậu môn, dùng tay đẩy vào cũng không được nữa. Kèm theo đó là các triệu chứng đau hậu môn, căng tức bụng, chảy máu, ngứa, lở loét, sốt, tụt huyết áp,...
Một khi búi trĩ xuất hiện cũng chính là lúc các vi khuẩn có hại từ bên ngoài có cơ hội xâm nhập và tân công gây bệnh. Đặc biệt ở giai đoạn cuối bệnh trĩ dễ gây các biến chứng nguy hiểm như: tắc búi trĩ, nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu, thậm chí là ung thư hậu môn đe dọa đến mạng sống người bệnh.
Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trĩ thì người bệnh không nên xem thường hoặc giấu bệnh, làm tình trạng bệnh thêm nặng dẫn đến nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tốt, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa về trĩ để sớm có cách đối phó hiệu quả với bệnh trĩ.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Dựa vào những giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp như trên, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hiện đang áp dụng những phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thu được nhiều kết quả hơn mong đợi, cụ thể:
Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 và 2
Vì 2 cấp độ này là mức độ trĩ nhẹ nên có phương pháp điều trị giống nhau, đều không bắt buộc can thiệp bằng thủ thuật. Đơn giản, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tích cực xây dựng chế độ luyện tập và lối sống lành mạnh thì bệnh trĩ hỗn hợp chắc chắn sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
Chủ yếu có 2 loại thuốc thường được dùng phổ biến là:
- Thuốc uống: Giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, và giúp nhuận tràng.
- Thuốc bôi ngoài: thuốc mỡ, thuốc bôi hoặc thuốc đạn đặt trực tiếp vào vùng hậu môn có tác dụng giảm đau, tiêu viêm nhưng không thể chữa trị bệnh tận gốc.
Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp có thể điều trị bằng thuốc đông y. Việc kết hợp giữa uống thuốc, bôi và xông sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, an toàn và triệt để.
Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 3 và 4
Vì bệnh trĩ hỗn hợp đến giai đoạn muộn mới chữa trị nên các phương pháp như dùng thuốc đều không mấy hiệu quả, lúc này bắt buộc phải tính đến các phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ búi trĩ.
Đây là mức độ trĩ nặng và diễn biến phức tạp, độ nguy hiểm cao nên cần phải xử lý kịp thời, triệt để, tránh để phát sinh các biến chứng khó lường có thể gây khó khăn cho việc trị bệnh.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng thắt vòng cao su:
Được áp dụng cho các trường hợp trĩ hỗn hợp sa búi trĩ từ 6 – 8 tuần. Điều trị thắt búi trĩ bằng vòng cao su có tác dụng giảm lưu lượng máu lưu thông tới búi trĩ giúp búi trĩ teo nhỏ lại, hoại tử dần và từ từ biến mất.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng phẫu thuật:
Phẫu thuật truyền thống thường được áp dụng cho các trường hợp không đáp ứng được bằng các phương pháp điều trị khác. Hiện tại, phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao, ít gây biến chứng, tuy nhiên lại có nhược điểm là gây đau nên nhiều bệnh nhân vẫn còn tâm lý lo sợ khi điều trị bằng phương án này.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng chiếu tia laser:
Là cách sử dụng chùm tia laser để đốt búi trĩ, giúp niêm mạc trĩ se lại và làm teo búi trĩ sau đó cắt đứt búi trĩ, giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh chóng.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu:
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ y tế, đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp được áp dụng. Trong đó có phương pháp dùng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH được các chuyên gia đánh giá cao để loại bỏ triệt để búi trĩ và tránh tình trạng bệnh tái phát.
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang sử dụng phương pháp HCPT và PPH để chữa trị trĩ hỗn hợp vì những ưu điểm nổi trội như: không cần đụng đến dao kéo, không gây đau, ít chảy máu, kiểm soát tốt, thời gian tiến hành thủ thuật nhanh chóng (chỉ 15-20 phút).
Ngoài ra, bệnh nhân khi lựa chọn phương pháp điều trị bằng xâm lấn tối thiểu tại phòng khám còn được tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian khám chữa vì mọi thủ tục thăm khám đều được đơn giản hóa và chi phí được công khai niễm yết rõ ràng. Người bệnh điều trị trĩ hỗn hợp theo phương pháp này sẽ không cần phải lưu viện, không gây ảnh hưởng tới bất cứ hoạt động và công việc, bệnh nhân có thể sớm quay trở lại sinh hoạt như thường nhật.
Một số thực phẩm giúp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp từ thiên nhiên
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều tinh bột, lá khoai lang chứa nhiều chất xơ. Đây là loại thực phẩm có tác dụng điều trị chứng táo bón rất tốt, giúp giảm táo bón và cũng chính là ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ xuất hiện. Và nó còn có tác dụng trong chữa trị các bệnh như: viêm dạ dày, rối loạn đường ruột, bệnh trực tràng.
Thịt nạc
Những loại thịt nạc như cá, thịt gà và phần nạc thịt bò,… giúp kích thích lên đường ruột và tránh nguy cơ táo bón.
Đậu đỏ
Đậu đỏ là bài thuốc rất hiệu quả để trị đại tiện ra máu và phòng bệnh trĩ. Có thể sử dụng đậu đỏ bằng cách sắc với cây bạch chi hoặc kết hợp cùng gạo sẽ rất tốt để làm mát, giảm sưng đau, chữa đại tiện ra máu và giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.
Xem thêm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh trĩ hỗn hợp
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh về các giai đoạn phát triển của trĩ hỗn hợp cũng như cách điều trị hiệu quả hiện nay, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Để biết tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào mà lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, thì cách tốt là bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ để được hỗ trợ chữa bệnh trĩ hỗn hợp dứt điểm và an toàn.
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấn vào mục tư vấn trực tiếp hoặc liên hệ qua đường dây nóng 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn nhanh chóng.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Chúc bạn sức khỏe và thành công!