Hỏi đáp về Bệnh trĩ nội – Trĩ nội là gì? (Phần 1)

Hỏi đáp về Bệnh trĩ nội – Trĩ nội là gì? (Phần 1)

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Hiện tại có rất nhiều thắc mắc được gửi về cho Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh mong được giải đáp về bệnh trĩ. Vì vậy sau đây các bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi xung quanh bệnh trĩ và đặc biệt là Bệnh trĩ nội:

1. Triệu chứng bệnh trĩ nội là gì?

Thắc mắc của anh Linh (quận Hoàng Mai, Hà Nội):

      Bác sĩ ơi dạo gần đây tôi rất hay bị đau hậu môn rồi còn chảy máu sau khi đi cầu, tôi đọc trên mạng thì được biết đó là các triệu chứng bệnh trĩ nội. Giờ tôi đang rất lo lắng không biết mình có đang bị trĩ hay không? Và cụ thể thì bệnh trĩ có những triệu chứng như thế nào để nhận biết?

Trả lời: Trước tiên cám ơn anh Linh đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, về câu hỏi của anh cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi mới gặp các hiện tượng bất thường ở hậu môn. Vì vậy cần phải lưu ý những triệu chứng của bệnh trĩ sau đây:

Đại tiện ra máu

Bệnh trĩ nội

Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết được bệnh trĩ. Máu chảy ra sau mỗi lần đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi. Ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì máu chỉ chảy ít và lẫn vào phân hoặc dính ở giấy vệ sinh. Sau này khi bệnh nặng thì máu chảy nhiều có thể phun tia hoặc chảy thành giọt.

Xuất hiện búi trĩ sa

Đối với bệnh trĩ nội thì búi trĩ ở giai đoạn đầu vẫn chưa sa ra ngoài ống hậu môn.

Búi trĩ ở mức độ 2 bắt đầu lòi ra ngoài hậu môn mỗi khi đại tiện, sau đó lại tự thụt vào trong ống hậu môn sau khi đại tiện xong. Nhiều người không phát hiện ra bệnh là vì vậy.

Đến trĩ nội cấp độ 3 thì búi trĩ đã thường xuyên sa ra ngoài nhưng lại không thể tự thu vào được nữa mà phải dùng tay đẩy lên. Đây là giai đoạn hay xảy ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn kèm theo ngứa rát khó chịu, búi trĩ sa ra ngay cả khi ho, khi ngồi xổm hay bê vác vật nặng.

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng, lúc này búi trĩ đã sa ra ngoài và không thể đưa vào bên trong hậu môn được nữa, gây nên tình trạng lở loét do bị cọ xát nhiều, người bệnh đứng ngồi không yên vì búi trĩ làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt.

Đau hậu môn

Đây là triệu chứng gặp ở nhiều bệnh lý hậu môn. Đau hậu môn do bệnh trĩ thường chỉ xuất hiện khi bệnh có búi trĩ đã lòi ra ngoài hậu môn và gây lở loét hoặc viêm nhiễm. Ngoài ra người bệnh trĩ thường có cảm giác cộm vướng hay giống như đang có dị vật ở hậu môn chèn ép.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng của bệnh trĩ nội có thể xuất hiện như: táo bón, xuất hiện dịch nhầy làm ướt hậu môn, ngứa hậu môn, sưng đau vùng hậu môn ...

tu-van-truc-tuyen-3

2. Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Thắc mắc của bạn Huyền Trang (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc):

      Thưa bác sĩ, vừa rồi đi khám sức khỏe mẹ em được chẩn đoán là bị trĩ cấp độ 1 nhưng lại không nói rõ là bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Bác sĩ cho em hỏi làm thế nào để phân biệt được trĩ nội và trĩ ngoại và cách chữa có khác nhau không ạ?

Trả lời: Chào bạn Trang, về tình trạng bệnh trĩ của mẹ bạn, các chuyên gia Hậu môn trực tràng có chia sẻ như sau:

Đối với mỗi loại trĩ sẽ có những cách điều trị riêng phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh. Vì vậy để sớm chữa khỏi bệnh, trước tiên phải xem đó là trĩ nội hay trĩ ngoại, cụ thể:

 
Đặc điểm  Trĩ Ngoại  Trĩ nội
Vị trí hình thành  Bên ngoài ống hậu môn.  Bên trong đường lược ống hậu môn.
Diễn biến bệnh 

 Búi trĩ hình thành ngay bên ngoài lỗ hậu môn

Các búi trĩ phát triển thành các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo

Búi trĩ bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch, chảy máu

Gây sưng đau, viêm nhiễm. 

Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn

Búi trĩ sa ra ngoài và tự co lên được

Búi trĩ  sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy vào

Búi trĩ sa hẳn ra ngoài khôg đẩy lên được

Nhận biết 

Các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo, nhiều nếp gấp nằm bên ngoài hậu môn.

Gây tắc mạch, nhiễm trùng

Tình trạng chảy máu đại tiện và cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu.

 Ban đầu, xuất hiện tình trạng chảy máu đại tiện rất kín đáo.

Càng về sau càng nhiều

Kèm theo hiện tượng sa, nghẹt búi trĩ, viêm vùng da quanh hậu môn,…

Cách điều trị 

Cấp độ 1 và 2: Điều trị tại nhà, Điều trị nội khoa.

Cấp độ 3 và 4: Phẫu thuật cắt trĩ, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT...

Cấp độ 1 và 2: Điều trị tại nhà, Điều trị nội khoa.

Cấp độ 3 và 4: Phẫu thuật cắt trĩ, tiểu phẫu thắt vòng cao su, kỹ thuật PPH...

 

3. Trĩ nội không điều trị có sao không?

Thắc mắc của chị Tú Cẩm (Hưng Yên):

      Tôi bị táo bón đã một thời gian rồi, giờ tôi đang rất lo mình sẽ bị trĩ, nhưng vì bận quá nên tôi không thể đi khám bệnh được. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh trĩ nội nếu không điều trị thì có tự khỏi được không? và nếu không điều trị thì sẽ bị làm sao?

Trả lời: Chào chị, theo những gì chị kể thì các bác sĩ Phòng khám đa khoa khuyên chị rằng chị nên sớm chữa dứt điểm chứng táo bón trước khi nó gây nên bệnh trĩ. Về câu hỏi của chị, bác sĩ trả lời: Bệnh trĩ nội không thể tự khỏi được nếu không điều trị, trĩ nội sẽ càng phát triển hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Thiếu máu
  • Nhiều trùng hậu môn
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm nhiễm phụ khoa
  • Ung thư hậu môn

4. Có những cách nào chữa bệnh trĩ nội tại nhà?

Thắc mắc của anh Đức Anh (Ninh Bình):

      Bác sĩ cho tôi hỏi nếu bị trĩ thì có cách nào chữa tại nhà hiệu quả mà không phải đi viện phẫu thuật không, con trai tôi đang có dấu hiệu bệnh trĩ nhưng tôi sợ cháu còn nhỏ nên không muốn làm phẫu thuật. Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Trả lời: Chào anh Đức Anh, theo như anh nói thì con trai anh đang bi bệnh trĩ và đang muốn điều trị bệnh tại nhà. Các bác sĩ khuyên rằng chữa bệnh trĩ phải tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng. Nếu cháu đang bị trĩ ở cấp độ nhẹ thì anh nên thử vài cách dưới đây sẽ giúp bệnh trĩ của cháu thuyên giảm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nước ép rau quả, uống nhiều nước ... sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón và giảm đau hậu môn.

Bệnh trĩ nội

  • Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: Dùng ăn sống, ép nước, hay dùng để xông hơi, ngâm rửa hậu môn đều là cách trị bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả.
  • Dùng nhiệt độ: Bằng cách chườm đá lạnh vào khu vực hậu môn 3-4 lần mỗi ngày sẽ giúp búi trĩ co lại. Kết hợp với phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày khoảng 20 phút cũng là cách giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt đau và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  • Cây thiên lý: Lá thiên lý non và muối đem giã nhỏ, thêm nước sau đó lọc lấy dung dịch để thấm vào hậu môn, làm liên tục 30 phút mỗi ngày. Hoặc uống nước ép lá thiên lý cũng rất tốt.
  • Vận động: Anh nên cho cháu vận động thường xuyên bằng các môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thể dục nhịp điệu ... Đồng thời tránh ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu.
  • Tập thói quen đi vệ sinh: Bằng cách tập đi đại tiện theo một giờ định hàng ngày chính là phương pháp giúp giảm tình trạng táo bón rất tốt.
  • Dùng thuốc: Thuốc là biện pháp phổ biến được áp dụng. Có các loại thuốc uống, thuốc bôi và đặt hậu môn. Khi sử dụng thuốc cho trẻ em cần lưu ý tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc lung tung.

Lưu ý rằng những cách trên chỉ áp dụng hiệu quả khi bệnh trĩ còn ở giai đoạn nhẹ và phải thật kiên trì khi chữa bệnh. Nếu như bệnh đã nặng mà dùng thuốc cũng không có hiệu quả thì tốt hơn hết nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa Bệnh Trĩ như Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đúng cách, an toàn.

5. Phẫu thuật trĩ rồi thì bệnh có tái phát không?

Thắc mắc của chú Trung (quận Cầu Giấy, Hà Nội):

      Chào bác sĩ, năm nay tôi đã 50 tuổi, cách đây một thời gian tôi có đi phẫu thuật trĩ và bây giờ đã gần như hồi phục. Nhưng tôi vẫn rất lo liệu phẫu thuật cắt trĩ rồi thì bệnh có còn tái phát không?

Trả lời: Chào chú Trung, hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ ra đời áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại, và đạt được hiệu quả càng cao, giúp bệnh trĩ khỏi dứt điểm và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Tùy thuộc vào phương pháp cắt trĩ mà chú lựa chọn sẽ đem lại hiệu quả điều trị tương ứng. Hiện nay, 2 phương pháp được đánh giá cao về chất lượng và đem lại nhiều ưu điểm vượt trội trong chữa bệnh trĩ không tái phát đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiếu HCPT và PPH.

Đây là cách giúp loại bỏ búi trĩ bằng điện dung cao tần, không gây chảy máu, không đau đớn, bệnh nhân mau chóng hồi phục đặc biệt là hạn chế tối đa tình trạng tái bệnh.

Ngoài ra sau khi phẫu thuật trĩ thì bệnh nhân cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ trị bệnh tại nhà để bệnh nhanh khỏi, tránh trường hợp bệnh trĩ quay trở lại.

Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia Hậu môn trực tràng Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về thắc mắc liên quan đến Bệnh Trĩ Nội. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ich.

Mọi chi tiết mời liên hệ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Địa chỉ: 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: benhtrihungthinh.com

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh