Áp xe hậu môn là bệnh lí hậu môn khá phổ biến, là một dạng nhiễm trùng hậu môn khiến người bệnh rất đau đớn, có thể kéo theo những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Vì vậy, để đối phó với căn bệnh này, không chỉ người bệnh mà bạn đọc nói chung cũng rất cần biết những phương pháp điều trị áp xe hậu môn hiệu quả.
Vì sao phải điều trị áp xe hậu môn?
Áp xe hậu môn là hiện tượng các mô mềm xung quanh ống hậu môn bị nhiễm trùng và mưng mủ. Hầu hết các ổ áp xe này đều bắt nguồn từ hiện tượng nhiễm trùng ở các tuyến nhỏ ở dưới đường lược.
Bệnh áp xe hậu môn diễn biến theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Tuyến hậu môn bị nhiễm trùng và mưng mủ.
- Giai đoạn 2 – Các ổ viêm nhiễm, mưng mủ bị vỡ, hình thành các ổ áp xe.
- Giai đoạn 3 – Biến chứng thành rò hậu môn.
Áp xe là một dạng nhiễm trùng, nếu không được điều trị thì rất khó có thể tự khỏi vì tổ chức viêm nhiễm luôn có xu hướng xâm lấn rộng ra xung quanh gây những triệu chứng trầm trọng và những biến chứng nguy hại:
Gây nhiễm trùng chảy mủ: Nhiễm trùng chảy mủ vừa là biểu hiện đồng thời cũng chính là tác hại đầu tiên của bệnh áp xe hậu môn. Ổ áp xe có thể khiến người bệnh sốt cao, người mệt mỏi, khó chịu, tinh thần uể oải, ...
Viêm nang lông quanh hậu môn: Hậu môn là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, vi khuẩn kết hợp với nhiều loại ký sinh trùng có trong dịch mủ xâm nhập và gây kích ứng các vùng da hậu môn dẫn tới viêm nang lông.
Rò tại vùng hậu môn: Áp xe hậu môn là giai đoạn cấp tính còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính của cùng một quá trình bệnh lí.Khi áp xe hậu môn không được điều trị, ổ mủ sẽ vỡ ra để lại một chỗ trống hình thành đường rò gọi là bệnh rò hậu môn.
Gây một số bệnh hậu môn – trực tràng khác: Apxe ở vùng hậu môn gây nhiều bất tiện, đau đớn, làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện,nhịn đại tiện lâu dài dẫn tới táo bón, và sinh ra một số bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, …
Vì tính chất phức tạp đó, người bệnh càng cần biết cách chữa áp xe hậu môn nhanh chóng và an toàn.
Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn hiệu quả
Tùy theo mức độ cũng như phạm vi của ổ áp xe và tình trạng của người bệnh, có thể áp dụng các phương pháp điều trị áp xe hậu môn sau:
Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Với các trường hợp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm, khi ổ áp xe chuẩn bị hình thành và chưa kịp gây ra những hiện tượng sưng nề, tụ mủ. Tuy nhiên, khi chưa tạo mủ, những triệu chứng bệnh apxe hậu môn lại hết sức nghèo nàn, chỉ có vùng da hơi cứng và tấy đỏ giống như mụn nhọt nên người bệnh hầu như đều bỏ qua.
Khi áp xe bắt đầu tạo mủ, những loại thuốc kháng sinh được sử dụng chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của mầm bệnh khác như nhóm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu và kiềm chế quá trình tạo mủ chứ không thể làm ổ mủ tiêu đi được. Do đó cần đến những can thiệp nhỏ như rạch dẫn lưu mủ và vệ sinh ổ áp xe.
Bên cạnh thuốc tiêu viêm thì thuốc giảm đau và kháng khuẩn cũng có tác dụng định trong việc hạn chế những tình trạng căng tức, đau rát hậu môn.
Trên thực tế, những bệnh lí vùng hậu môn – trực tràng đều ít nhiều liên quan đến hiện tượng táo bón nên bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng để giảm áp lực lên hậu môn, qua đó có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bệnh nhân cũng nên chú ý ngâm hậu môn trong nước muối pha loãng, ấm để vệ sinh hậu môn đồng thời giảm đi cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, hạn chế viêm nhiễm lan rộng.
Bạn cần tư vấn chi tiết về phương pháp nội khoa hay ngoại khoa điều trị apxe hậu môn, click ngay
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu ổ áp xe xuất hiện kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng rõ ràng, gây nhiều ảnh hưởng lớn thì các biện pháp tác động trực tiếp bằng ngoại khoa sẽ được ưu tiên chỉ định nhằm loại bỏ dịch áp xe càng sớm càng tốt trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
Điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp dẫn lưu mủ áp xe
- Khi áp xe hậu môn chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính (gọi là rò hậu môn), bác sĩ sẽ điều trị bằng cách gây tê cục bộ để giảm đau, sau đó xác định vị trí ổ áp xe rồi dẫn lưu mủ ra ngoài bằng các thiết bị y tế chuyên dụng.
- Nếu ổ áp xe liên kết với đường rò, định phải loại bỏ đường rò và tổ chức xơ dưới da, thông dẫn lưu. Tuy nhiên, khi thực hiện cần hết sức chú ý để phá hủy hoàn toàn tổ chức xơ mà vẫn không làm tổn thương cơ thắt, tránh biến chứng đi cầu không tự chủ.
- Trong quá trình điều trị vẫn cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm và giúp vết thương mau lành.
Điều trị bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT
Theo các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh, với các trường hợp bệnh nặng, ổ áp xe chuyển sang giai đoạn mãn tính, khi ổ mủ tự vỡ và để lại nhiều khoảng trống tạo thành các đường rò phức tạp, việc dẫn lưu mủ kết hợp với điều trị bằng thuốc không thể mang đến hiệu quả triệt để. Lúc này, cần áp dụng các công nghệ điều trị hiện đại hơn, chẳng hạn như kĩ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT.
Khi áp dụng kĩ thuật HCPT, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng kẹp điện, dao điện với sự hỗ trợ của máy chụp ảnh HCPT xâm lấn trực tiếp vào tổ chức bệnh, mau chóng lấy dịch mủ, khép miệng vết thương, vô trùng hóa nhằm tránh viêm nhiễm.
Khác với phương pháp điều trị áp xe hậu môn truyền thống, công nghệ HCPT sử dụng nguồn sóng điện từ cao tần nên khi xâm lấn sẽ không làm tổn hại đến hệ thống niêm mạc và các tổ chức mô huyết xung quanh, không ảnh hưởng đến chức năng hậu môn, từ đó hạn chế được biến chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Chữa áp xe hậu môn bằng thảo mộc
Bên cạnh các phương pháp điều trị áp xe hậu môn theo y học hiện đại, hiện nay cũng có không ít các bài thuốc chữa áp xe hậu môn tại nhà bằng thảo mộc được bệnh nhân truyền tai nhau như sau:
- Xông hậu môn: Dùng lá tía tô và cây kinh giới bỏ rễ, rửa sạch, mỗi loại khoảng 50 gam, đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút. Sau đó đổ vào 1 chậu sạch, chờ bớt nóng rát thì ngồi lên xông hơi. Khi nào hết hơi nóng ấm thì dùng khăn lau sạch.
- Đắp hậu môn: Bài thuốc gồm có đương quy, bạch chỉ, cam thảo, huyết kiệt, kinh giới lượng bằng nhau. Cho vào cối giã nát, đắp trực tiếp vào vùng bị tổn thương cũng cho hiệu quả tốt.
Ngoài ra, trong dân gian còn có cách trị áp xe hậu môn bằng việc nấu nước lá trầu không để ngâm rửa, sát khuẩn hậu môn.
Không thể phủ nhận tính lành và công dụng kháng khuẩn của các loại thảo mộc này nhưng tùy theo cơ địa từng người mà bài thuốc có thể không phù hợp, không phát huy được công dụng. Thêm nữa, phương pháp này vẫn còn mang tính cổ truyền và tính tương đối nên rất khó áp dụng chính xác và hiệu quả. Do đó có thể người bệnh sẽ mất nhiều thời gian, chịu nhiều đau đớn nhưng bệnh tình không được cải thiện đáng kể. Bệnh nhân tốt hơn hết vẫn nên thăm khám chi tiết, không nên tự ý áp dụng điều trị tại nhà.
Trên đây là những phương pháp điều trị áp xe hậu môn phổ biến được đưa ra bởi các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, hi vọng hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 01964.976.999 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.