Bệnh trĩ là một trong những bệnh lí hậu môn trực tràng phổ biến hiện nay, hình thành do sự dãn quá mức các tĩnh mạch các mô ở hậu môn. Rất nhiều người thắc mắc: "Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Phương pháp tối ưu chữa bệnh trĩ".
Tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp.
Nhận biết bệnh trĩ bằng cách nào?
Bệnh trĩ có những biểu hiện khá đặc trưng ngay trong giai đoạn đầu nên việc nhận biết rất đơn giản với các dấu hiệu dưới đây:
- Đại tiện ra máu: đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết. Quá trình chảy máu diễn ra chậm, sau tăng dần lên. Ban đầu bạn sẽ chỉ thấy ít máu dính trên giấy vệ sinh. Sau đó, máu có thể nhỏ giọt cùng với cảm giác đau đớn khi đi đại tiện.
- Có búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, mới đầu búi trĩ nhỏ, thường chỉ lòi ra khi bạn đi đại tiện, sau đó có thể tự co lại, lâu dần, búi trĩ tăng kích thước, thường xuyên lòi ra và không thể tự co lại gây cảm giác đau đớn, khó khăn ngay cả khi ngồi và đi lại.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu quanh hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch liên tục gây nên.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Về lí thuyết, đây không phải là bệnh cấp tính nên nó không đe dọa tính mạng người bệnh ngay lập tức nhưng do tâm lí e ngại, giấu giếm nên phần lớn các trường hợp bị trĩ đều tìm đến bác sĩ trong tình trạng bệnh phát riển khá nặng và bắt đầu có biến chứng.
Ảnh hưởng trực tiếp của bệnh trĩ đến sức khỏe và đời sống
- Bệnh trĩ gây viêm nhiễm hậu môn: Đây là hậu quả tất yếu khi búi trĩ thường xuyên thòi ra ngoài đồng thời tiết dịch nhầy gây ngứa ngáy khó chịu, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn cũng thông qua những vết nứt rách ở hậu môn thâm nhập trực tiếp vào máu gây nhiễm trùng máu.
- Nghẹt búi trĩ: Đây là hiện tượng các tĩnh mạch trong trực tràng bị nén tạo áp lực mạnh cho các cơ vòng hậu môn, máu không thể lưu thông có thể gây hoại tử búi trĩ. Đây là trường hợp cấp tính nguy hiểm cho tính mạng.
- Trĩ gây thiếu máu: Hiện tượng này rất dễ xảy ra do triệu trứng bệnh trĩ. Khi bệnh nhân đi ngoài, lượng máu chảy tuy không phải quá lớn nhưng lâu ngày, máu chảy ngày một nhiều gây thiếu máu, thiếu sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nhân dễ bị chóng mặt, ngất xỉu, suy giảm thị lực do không đủ máu lưu thông trong cơ thể.
- Bệnh trĩ làm giảm ham muốn tình dục: người bệnh tự ti vì vị trí bệnh khá nhạy cảm, lại thêm sự mệt mỏi, bất ổn về tâm lí, không hưng phấn, mất tập trung trong chuyện phòng the.
- Gây viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa khác ở nữ giới: Do kết cấu sinh lí đặc biệt khi hậu môn và cơ quan sinh dục gần nhau nên nữ giới khi ở giai đoặn trầm trọng của trĩ, việc chảy máu và dịch nhầy thường xuyên ở hậu môn sẽ gây viêm phụ khoa.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
- Các bệnh lí hậu môn trực tràng: bệnh trĩ gây nhiễm trung hậu môn, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây nứt hậu môn, tụ mủ gây áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm ngược lên trực tràng gây khó khăn cho việc điều trị.
- Ung thư trực tràng - Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ khi không được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Những tác hại và biến chứng của bệnh trĩ
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Nhận biết được mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ và những biến chứng phức tạp do trĩ mang lại, phương pháp điều trị bệnh trĩ triệt để cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Dựa theo loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) và mức độ bệnh của tùng bệnh nhân mà cõ các phương pháp điều trị khác nhau nhưng phổ biến vẫn là:
Phương pháp nội khoa
Đây là phương pháp sử dụng thuốc uống có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu và chống viêm nhiếm hậu môn kết hợp với thuốc bôi tại chỗ dưới dạng thuốc mỡ và đạn dược kháng viêm.
Phương pháp ngoại khoa
Dùng thủ thuật
Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Áp dụng với các trường hợp trĩ nhẹ (cấp độ 1-2), cơ chế điều trị là dùng vòng cao su thắt vào đáy búi trĩ làm giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, khiến búi trĩ hoại tử đồ thời tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp niêm mạc.
Phương pháp chích xơ: thông qua việc tạo các mô sẹo xơ dưới lớp niêm mạc để giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, hạn chế hiện tượng chảy máu. Đây là thủ thuật đơn giản, tiến hành nhanh gọn và an toàn.
Phương pháp quang đông hồng ngoại: sử dụng nhiệt làm mô đông lại, tạo thành sẹo hạn chế quá trình lưu thông máu đến búi trĩ đồng thời cố định búi trĩ vào ống hậu môn.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Phương pháp PPH: Dùng máy PPH chuyên dụng cải tiến trên nguyên lí của máy longo (cắt một khoanh quanh niêm mạc và khâu vòng bằng máy bấm) nhằm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ, thu nhỏ thể tích búi trĩ đồng thời khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa vào ống hậu môn.
Phương pháp HCPT: Nguyên lí làm việc của HCPT là dựa trên khả năng sinh nhiệt nhanh, khả năng kiểm soát tốt để làm đông và thắt nút các mạch máu. Sau đó tiến hành cắt thật nhanh, không gây chảy máu và phỏng các mô xung quanh.
Để có hiệu quả điều trị tốt, bệnh nhân phải được khám xác định lọai và cấp độ trĩ tại các cơ sơ y tế có chuyên môn để đưa ra phương pháp phù hợp.
Hiện nay, Phòng khám Hưng Thịnh đang là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trong việc điều trị bệnh trĩ cũng như các bệnh lí hậu môn trực tràng nói chung. Để được tư vấn chi tiết, bạn có thể đến 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999.