Bệnh Trĩ là gì? Nguyên nhân vì sao lại mắc trĩ? Chữa trĩ bằng cách nào để bệnh không tái phát?... Và vô vàn câu hỏi khác liên quan đến trĩ đều là những thắc mắc được các bạn đọc gửi đến cho Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Vì vậy sau đây là những giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng của phòng khám về cách điều trị trĩ nhanh chóng.
Câu hỏi 1: Những người nào hay bị trĩ?
Bác sĩ trả lời:
Trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng đặc biệt một số đối tượng dưới đây là dễ bị trĩ hơn cả:
- Những người hay phải ngồi lâu, đứng nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, lái xe,...
- Người bệnh táo bón kinh niên.
- Bệnh nhân bị kiết lỵ.
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ sau khi sinh con.
- Trẻ em hay ngồi bô quá lâu, trẻ lười ăn rau xanh và bị táo bón.
- Người mắc các bệnh liên quan như: bệnh lỵ, viêm phế quản, dãn phế quản, hội chứng ruột kích thích, u bướu vùng hậu môn trực tràng, tăng áp lực trong ổ bụng,...
Câu hỏi 2: Trĩ có ảnh hưởng gì đến việc mang thai và sinh nở không?
Trĩ thường chỉ ảnh hưởng đến các sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh chứ ít khi ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Vì vậy khi bị trĩ thì vẫn có thể mang thai bình thường.
Tuy nhiên, nếu đang bị trĩ thì nên điều trị dứt điểm trước khi muốn mang thai.
Còn đối với các chị em đã mang thai mà mắc bệnh trĩ cần lưu ý rằng trĩ sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất của mẹ bầu từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các bà bầu bị trĩ có thể bị mất máu do đại tiện ra máu nhiều, điều này sẽ khiến mẹ bầu thiếu hụt chất, làm cho đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngoài ra mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mắc trĩ, cần cực kỳ đề phòng.
Câu hỏi 3: Bệnh trĩ có lây không?
Trĩ không lây truyền và cũng không di truyền. Có thể trong một gia đình có nhiều người bị trĩ, nhưng điều này là do cả gia đình có chế độ ăn giống nhau, sinh hoạt giống nhau và những thói quen ăn uống không tốt gây nên.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để nhận biết mình đang mắc bệnh trĩ
Chảy máu khi đại tiện
Đây là dấu hiệu đặc trưng của trĩ. Mới đầu xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu nhưng với lượng ít và khó phát hiện, sau này máu chảy ngày càng nhiều, thành giọt hoặc phun tia.
Sa búi trĩ
Sa búi trĩ là dấu hiệu nhận biết rõ ràng khi bị trĩ.
- Trĩ cấp độ 1 và 2: Búi trĩ mới được hình thành, lòi ra ngoài hậu môn và thu lại vào trong sau khi đại tiện.
- Trĩ cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được, phải dùng tay đẩy lên.
- Trĩ cấp độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, dù dùng tay cũng không đẩy lên được.
Các dấu hiệu khác
Ngoài 2 biểu hiện trên, còn có những dấu hiệu khác như: cảm giác vướng cộm ở hậu môn, hậu môn lở loét, luôn ẩm ướt, có thể chảy dịch gây ngứa hậu môn, thậm chí là sa trĩ nghẹt, ...
Câu hỏi 5: Bệnh trĩ uống thuốc có khỏi được không?
Có rất nhiều các loại thuốc hiện nay được dùng để hỗ trợ điều trị trĩ bao gồm: thuốc Tây y, thuốc Đông y, thuốc nam,... Hầu hết có các dạng là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn.
Việc uống thuốc liệu có khỏi được bệnh trĩ hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Nếu trĩ cấp độ 1 và 2 thì việc dùng các loại thuốc đặc trị sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức bền thành mạch. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách.
Đối với trĩ cấp độ 3 và 4 thì dùng thuốc sẽ không có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ làm thuyên giảm các triệu chứng. Vì vậy cách tốt là người bệnh nên sớm đi thăm khám để điều trị tận gốc bệnh trĩ trong trường hợp này.
Câu hỏi 6: Có những cách chữa trĩ nào?
Hiện nay với sự phát triển của khoa học ứng dụng vào ngành y tế đã cho ra đời rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả chất lượng. Một số cách điều trị thường được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Điều trị bằng nội khoa: Dùng các loại thuốc uống có tác dụng với trĩ giai đoạn đầu
- Điều trị bằng ngoại khoa: Bao gồm các phương pháp can thiệp bằng dụng cụ như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại, chiếu laser, phẫu thuật Longo,...
- Điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu: hai kỹ thuật HCPT và PPH là phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả hiện nay.
Câu hỏi 7: Khi nào thì cần làm phẫu thuật cắt trĩ?
Đây là câu hỏi được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Thông thường bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ và phát hiện sớm sẽ khá đơn giản khi chữa bằng phương pháp nội khoa.
Đối với trĩ mức độ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài, hoặc bị nhiễm trùng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, hoặc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như nứt hậu môn, rò hậu môn, hoặc áp xe hậu môn thì sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật trĩ bằng các phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Câu hỏi 8: Cắt trĩ có đau không?
Đa số bệnh nhân bị trĩ thường rất sợ phải phẫu thuật cắt trĩ vì có thể gây đau.
Khi tiến hành phẫu thuật theo phương pháp truyền thống hầu hết tuy loại bỏ được búi trĩ và bệnh có thể khỏi nhưng có hạn chế là gây đau nhiều, chưa kể đến nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không được điều trị tại cơ sở y tế an toàn và được tiến hành bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Hà Nội được nhiều bệnh nhân tin tưởng và giới chuyên môn đánh giá cao vì sở hữu công nghệ HCPT và PPH trong điều trị trĩ tận gốc. Kỹ thuật xâm lấn tối thiều có các ưu điểm là:
- Trị dứt điểm búi trĩ mà không xâm lấn sang khu vực lân cận.
- Vết thương nhỏ, tiến hành chỉ từ 15-20 phút nên không gây đau đớn cho người bệnh và cũng ít gây chảy máu.
- Ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế tình trạng bệnh tái phát.
- Người bệnh không phải lưu viện và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
- Hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể sớm quay trở lại công việc bình thường.
Câu hỏi 9: Sau khi phẫu thuật bệnh trĩ còn tái phát không?
Chắc hẳn người bệnh ai cũng muốn chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà không tái phát. Tuy nhiên việc trĩ tái phát sau phẫu thuật là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như bệnh nhân không lưu ý những vấn đề sau:
- Khám chữa và điều trị tại cơ sở y tế đảm bảo về chất lượng và uy tín.
- Thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không tự ý mua thuốc chữa tại nhà hay sử dụng các phương pháp chữa bệnh không đảm bảo an toàn để tránh bệnh thêm khó chữa.
- Kết hợp với thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
- Kiêng hoàn toàn các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, khó tiêu,...
- Hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, không khuân vác vật nặng quá nhiều.
- Vận động thường xuyên, tập các môn thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện lưu thông máu.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không dùng xà phòng hay dung dịch có nhiều chất tẩy rửa hóa học, thay vào đó nên dùng nước ấm pha muối để rửa.
- Có thói quen tốt khi đi vệ sinh: Tập đi đại tiện theo giờ mỗi sáng, không nhịn đại tiện và không ngồi đại tiện quá lâu.
Nếu bạn kiên trì thực hiện theo những điều trên thì chắc chắn trĩ sẽ không có cơ hội thứ 2 để quay trở lại nữa.
Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh trĩ mất bao nhiêu tiền?
Trên đây là những giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về Bệnh Trĩ cũng như những vấn đề liên quan.
Nếu còn câu hỏi thắc mắc, bạn có thể gửi về cho chúng tôi, các chuyên gia luôn sẵn sàng giúp bạn trả lời.
Chi tiết xin liên hệ: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG THỊNH
Địa chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 01694.976.999 hoặc 01694.926.999
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: benhtrihungthinh.com