Vì sao bị trĩ sau sinh? Điều trị trĩ sau sinh như thế nào?

Vì sao bị trĩ sau sinh? Điều trị trĩ sau sinh như thế nào?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc trĩ hơn cả. Do đó, bị trĩ sau sinh là mối lo lắng của hầu hết chị em đang trong thời kì thai nghén. Do đó, nắm được những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh có thế giúp chị em tránh xa được các tác nhân gây hại để có một thai kì khỏe mạnh.

Nguyên nhân bị trĩ sau sinh

Bệnh trĩ được sinh ra khi trực tràng chịu áp lực trong thời gian dài khiến máu ở các tĩnh mạch khó lưu thông, tụ lại gây phình tĩnh mạch và tạo thành các búi trĩ. Từ đặc điểm hình thành đó, có thể kể đến các nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai như sau:

Do chế độ ăn uống

Khi mang thai, thai phụ thường có xu hướng ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng để bồi bổ cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Việc nạp quá nhiều chất đạm, chất béo mà không bổ sung đủ chất xơ khiến cơ thể bị táo bón – nguyên nhân uy tín gây bệnh trĩ.

thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thói quen vận động

Khi mang bầu, nữ giới sẽ mệt mỏi và ngại vận động. Đặc biệt ở những chị em có công việc cần đứng hay ngồi trong thời gian dài, trọng tâm cơ thể dồn xuống phần thân dưới gây cản trở hoàn lưu máu, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát sinh.

Áp lực từ bào thai

Thai nhi phát triển trong tử cung định sẽ chèn ép lên trực tràng, là trong các tháng cuối thai kì, khi thai nhi đã lớn, toàn bộ trọng lượng của em bé và nước ối càng gia tăng sức ép, cản trở hoạt động bài tiết chất thải nên chị em thường thấy những biểu hiện bệnh trĩ rõ hơn trong giai đoạn này.

Quá trình trở dạ, sinh con

Đối với những chị em đã bị trĩ từ trong quá trình mang thai, đến khi sinh, nếu sinh thường, chị em phải dùng rất nhiều sức để rặn mạnh, đưa em bé ra ngoài. Khi ấy, tử cung co bóp gây sức ép mạnh lên khoang chậu, gây tụ máu và sưng phù tĩnh mạch hậu môn. Do vậy, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh thường tiến triển rất nhanh.

Sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn và chăm sóc bản thân đúng cách thì bệnh trĩ sẽ phát triển nặng thêm chỉ trong thời gian ngắn.

tu-van-truc-tuyen-3

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ vốn dĩ đã là căn bệnh phức tạp và không dễ điều trị, ngay cả ở người thường. Đối với phụ nữ vừa trải qua một giai đoạn sinh lý đặc biệt như thai kỳ, việc chữa bệnh trĩ trở nên nan giải hơn bởi cần làm cách nào chấm dứt bệnh ở mẹ mà không làm ảnh hưởng đến em bé.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Phương pháp này thường chỉ được chỉ định cho phụ nữ không cho con bú hoặc đã cai sữa bởi trong thuốc chữa bệnh trĩ có nhiều thành phần không tốt và có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

Thuốc điều trị bệnh trĩ thường tồn tại ở 3 dạng: viên uống, bôi và đặt hậu môn (viên đặt hậu môn được áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội) với công dụng là kháng sinh, tăng cường trương lực và gia tăng độ bền thành tĩnh mạch để giảm triệu chứng chảy máu; thúc đẩy tuần hoàn máu; kháng khuẩn và giảm đau, tiêu sưng,...

Chị em lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, cần tuân thủ liều lượng và cách dùng, không bỏ thuốc và đặc biệt không tự ý mua thuốc về điều trị.

Điều trị bệnh trĩ đơn giản tại nhà bằng thảo mộc

Phần lớn chị em đều rất nhanh chóng phát hiện ra bị trĩ sau sinh nhưng cần nhiều thời gian chăm sóc con nhỏ, do đó, có thể tận dụng để điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc điều chế từ thảo mộc tự nhiên như:

Dùng rau diếp cá: rau diếp cá rất giàu chất xơ và vitamin, có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột nên thường được dùng trị bệnh trĩ. Chị em có thể đun nước rau để xông, rửa hậu môn, đắp bã rau giã nhỏ lên vùng trĩ. Ăn sống rau diếp cá có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn nhưng dễ gây tiêu chảy ở trẻ nên chị em cần lưu ý.

chữa trĩ bằng rau diếp cá

Dùng đu đủ xanh: Người bệnh có thể hầm đu đủ xanh với trực tràng lợn để ăn khoảng 2 lần trong tuần để chữa bệnh trĩ. Theo kinh nghiệm dân gian, trước khi đi ngủ có thể bổ dọc quả đu đủ xanh, nhiều nhựa rồi buộc úp vào hai bên bắp chân sao cho cuống quả hướng lên trên, để qua đêm. Kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh có chuyển biến rõ rệt.

Dùng quả sung: Bệnh nhân mắc trĩ có thể ăn sống 2 -3 quả sung mỗi ngày, đun nước lá sung để ngâm, rửa hậu môn nhằm kiện tỳ, thanh tràng và giải độc, ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, các loại cây khác như huyết dụ, hương nhu, thiên lý cũng được cho là khá hiệu quả đối với chị em bị trĩ sau sinh.

Phòng ngừa và hộ trợ điều trị bệnh trĩ bằng cách thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt

Bên cạnh các loại thực phẩm lợi sữa, chị em nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả, uống đủ nước để hỗ trợ hoạt động của đường ruột, hạn chế các triệu chứng bệnh trĩ. Các mẹ cũng có thể ăn các thức ăn nhuận tràng như cháo mè đen, chè đu đủ,...

Trong thai kì nên chăm chỉ vận động nhẹ nhàng, đều đặn. Điều này không chỉ giúp dễ sinh mà nếu duy trì được các bài tập này, chị em có thể thấy hiệu quả rất tốt trong việc làm chậm và ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển.

Bệnh trĩ khi mang thai

Không nên ngồi đại tiện quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, không để giấy vệ sinh thô ráp hay các chất tẩy rửa mạnh tiếp xúc với hậu môn.

Trên đây là những nguyên nhân khiến chị em bị trĩ sau sinh và các cách điều trị phổ biến. Tuy vậy, các phương pháp điều trị này chỉ nên dùng để tham khảo. Chúng tôi không khuyến khích chị em tự điều trị tại nhà. Nếu có bất thường nào ở hậu môn, bệnh nhân nên đi khám để nghe tư vấn của bác sĩ. Mọi vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được các chuyên gia bệnh trĩ Hưng Thịnh hỗ trợ!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh