Chảy máu khi đi cầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chảy máu khi đi cầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Chảy máu khi đi cầu là hiện tượng rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải ở những mức độ khác nhau, nó phản ánh những vấn đề bất thường về đường tiêu hóa liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được trang bị những kiến thức cơ bản để nhận biết và xử lí tình trạng này.

Chảy máu khi đi cầu là gì?

Chảy máu khi đi cầu (còn được gọi là đại tiện ra máu) là hiện tượng người bệnh nhìn thấy máu thoát ra từ hậu môn khi đi đại tiện, máu có thể ra lẫn trong phân hay sau phân, lượng máu, tính chất máu phụ thuộc vào vị trí cũng như mức độ tổn thương.

chảy máu khi đi cầu

Khi bị chảy máu khi đi cầu với lượng ít thì người bệnh thường bỏ qua còn với lượng nhiều thì lại quá hoang mang lo lắng, thậm chí ngay lập tức tự điều trị sai cách rất nguy hiểm. Vì thế cần tìm hiểu những triệu chứng đại tiện ra máu ứng với từng nguyên nhân cụ thể, giúp cho quá trình chẩn đoán ban đầu của bác sĩ được thuận lợi hơn.

Chảy máu khi đi cầu là triệu chứng bệnh gì?

Thông thường, những vấn đề liên quan đến vùng đại – trực tràng – hậu môn sẽ gây ra những triệu chứng đi cầu ra máu rõ ràng hơn hẳn. Theo ý kiến chuyên gia, những nguyên nhân gây đại tiện ra máu có thể kể đến như:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là những tổn thương xảy ra ở hậu môn. Đoạn cuối trực tràng, liền kề hậu môn là nơi tập trung rất nhiều tĩnh mạch, có vai trò quan trọng trong việc đóng – mở hậu môn. Khi có sự tác động nào đó khiến cho các tĩnh mạch này bị sưng, phình giãn mãn tính, các búi trĩ sẽ được hình thành gây chảy máu khi đi cầu.

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có biểu hiện đại tiện ra máu ngay trong giai đoạn đầu tiên, thậm chí đây còn là triệu chứng duy ở cấp độ 1. Do vậy, nếu thấy một lượng máu không đáng kể dính trên phân hay trên giấy vệ sinh, không kèm theo triệu chứng đau, bạn cần chú ý đến nguy cơ bệnh trĩ. Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị chảy máu khi đi cầu thành từng giọt, thậm chí chảy thành tia, thành dòng với tần suất ngày càng tăng.

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Chảy máu khi đi cầu do nứt hậu môn

Nứt hậu môn là bệnh lí hết sức phổ biến ở những người bị táo bón kinh niên. Phân quá to, khô, cứng nên khó di chuyển trong đường ruột, người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy khối phân ra. Bề mặt phân thô, cứng sẽ gây tổn thương cho ống hậu môn, gây nên những vết nứt, vết rách chảy máu.

nứt kẽ hậu môn

Tình trạng chảy máu khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn thường rất rõ ràng với những triệu chứng quyết liệt hơn, người bệnh đau rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện, máu chảy nhỏ giọt. Nứt hậu môn ở giai đoạn đầu, người bệnh có những cơn đau theo chu kì rất dễ nhận biết.

Chảy máu khi đi cầu do polyp hậu môn – trực tràng

Polyp trực tràng là nguyên nhân đi cầu ra máu rất phổ biến nhưng không nhiều người biết đến. Đây là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức lớp niêm mạc trực tràng, sinh ra các khối u phát triển vào trong lòng ống trực tràng. Bệnh này diễn tiến khá âm thầm, các khối u đa phần là lành tính, triệu chứng lâm sàng hết sức nghèo nàn. Đặc điểm nhận biết duy gần như chỉ có chứng chảy máu khi đi cầu, không có táo bón, mỗi lần đều chảy rất nhiều máu tươi nhưng không cảm thấy đau. Do mất máu nên bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, suy giảm trí nhớ,...

Chảy máu khi đi cầu do viêm loét đại trực tràng

Nguyên nhân chảy máu khi đi cầu này ít gặp hơn các nguyên nhân khác nhưng cũng cần hết sức cảnh giác vì các vết loét này rất khó trị dứt điểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện chính của bệnh là đau vùng bụng dưới, người bệnh đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, trong phân lẫn máu tươi dạng sợi do mang theo dịch nhầy.

Chảy máu khi đi cầu có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu là một triệu chứng bệnh chứ không phải một chẩn đoán sau cùng, nên mức độ nguy hiểm của nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nhiều người bị chảy máu khi đi cầu nhưng lại cho rằng đây là hiện tượng thông thường, không đáng lo ngại nhưng thực tế nếu càng để lâu càng gây những hậu quả nghiêm trọng:

Dễ thấy là hiện tượng thiếu máu mãn tính do mất máu kéo dài, người bệnh thường bị mệt mỏi, suy nhược, tim đập nhanh, chân tay lạnh, dễ ngất xỉu.

Tình trạng chảy máu khi đi cầu thường gây nhầm lẫn khi xác định bệnh trĩ với các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến việc chữa trị sai cách ở nhiều người rất nguy hiểm.

apxe hậu môn

Những bệnh gây chảy máu khi đi cầu phổ biến trên nếu không được điều trị sớm có thể gây áp-xe hậu môn, nứt toác hậu môn, nhiễm trùng nghiêm trọng ở hậu môn,… Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực trực tràng là chảy máu, thủng đại trực tràng, thậm chí có thể ung thư trực tràng.

Do đó, khi bị chảy máu khi đi cầu, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên môn để xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị. Bạn đọc nếu còn điều gì thắc mắc về tình trạng trên có thể liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn chi tiết! Hotline: 01694.976.999 - 01694.926.999.

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh