Khó đi đại tiện là triệu chứng thường gặp, phản ánh những bất thường về tiêu hóa có thể liên quan đến các bệnh hậu môn – trực tràng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài. Do đó, người bệnh cần có những hiểu biết về nguyên nhân khó đi đại tiện để có phương pháp xử lí hiệu quả.
Khó đi đại tiện là sao?
Khó đi đại tiện là hiện tượng phân khó di chuyển để đẩy ra ngoài khiến người bệnh mất nhiều sức để rặn khi đi đại tiện. Chứng bệnh khó đi đại tiện rất dễ bị nhầm với chứng táo bón nhưng thực chất đây là hai triệu chứng khác nhau. Khi bị táo bón, người bệnh thường ít khi đi đại tiện, có khi đến 1 tuần mới đại tiện 1 lần, khối phân rất to và cứng nên khó đi qua hậu môn còn ở người bị khó đi đại tiện, các dấu hiệu có đôi chút khác biệt như sau:
- Bệnh nhân không có dấu hiệu tăng giảm số lần đi đại tiện, vẫn thường xuyên mót đi đại tiện, phân vẫn bình thường nhưng lại rất khó di chuyển trong đường ruột.
- Mỗi khi đi đại tiện đều cảm thấy rất căng thẳng.
- Khó đi đại tiện có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, đôi khi có một chút máu ở hậu môn do phải rặn quá nhiều.
- Vùng bụng dưới thường xuyên có cảm giác căng cứng, căng tức hậu môn, có thể buồn nôn, chán ăn, ngủ không ngon giấc,... tùy thuộc vào nguyên nhân khó đi đại tiện.
Khó đi đại tiện do nguyên nhân nào gây nên?
Khó đi đại tiện là do phân khó di chuyển trong đường ruột, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do:
Thuốc
Có rất nhiều loại thuốc Tây hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa gây khó đi đại tiện. Đặc biệt, trong quá trình trị táo bón hay các bệnh hậu môn – trực tràng, bệnh nhân quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng làm suy giảm chức năng đường ruột, không sản sinh ra phản xạ co bóp khi đi đại tiện gây đại tiện khó.
Bị tắc nghẽn
Nguyên nhân tắc nghẽn có thể là do trong trực tràng xuất hiện các khối u có thể là lành hay ác tính, viêm nhiễm mãn tính khiến cho trực tràng bị hẹp lại, co thắt trực tràng, dính ruột sau phẫu thuật,...
ở phụ nữ, nguyên nhân khó đi đại tiện có thể do có các khối u lớn trong ổ bụng chèn ép lên trực tràng như u nang buồng trứng, u xơ tử cung,... khiến phân bị giữ lại lâu trong trực tràng.
Các bệnh về đại tràng
Các bệnh đại tràng gây rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây khó đi đại tiện mà người bệnh nên biết. Khi cảm thấy khó khăn trong việc đi cầu, bạn cần nghĩ đến các chứng bệnh như viêm đại tràng mãn tính, đại tràng co thắt,...
Thói quen xấu
Các thói quen nhịn đại tiện, ít vận động tưởng chừng như vô hại nhưng lại trở thành nguyên nhân khiến người bệnh khó đi đại tiện. Cụ thể, nhịn đại tiện trong thời gian dài khiến cho đường ruột mẫn cảm với phân, không tạo ra được phản xạ co bóp đẩy phân ra ngoài. Ăn uống thiếu chất, ngồi nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều bệnh về hậu môn – trực tràng với biểu hiện là chứng khó đi đại tiện.
Ngoài ra, khi tinh thần gặp phải những kích thích mạnh hay ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài, lo lắng, muộn phiền cũng có thể gây những ảnh hưởng khiến bạn khó đi đại tiện.
Những bệnh lí trực tràng – hậu môn gây khó đi đại tiện
Những bệnh lí ở vùng hậu môn là nguyên nhân khó đi đại tiện phổ biến mà người bệnh cần phải biết. Theo các chuyên gia, tình trạng đại tiện khó có thể được gây ra do những bệnh sau:
Khó đi đại tiện do bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch trực tràng bị phình giãn, máu khó lưu thông, tụ lại thành các búi trĩ. Khi bị bệnh, bệnh nhân có dấu hiệu khó đi đại tiện kèm theo chảy máu hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí cũng như mức độ sa của búi trĩ mà những triệu chứng diễn ra với các mức độ khác nhau. Khi bệnh nặng, búi trĩ ngày càng sa ra ngoài nhiều khiến cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện sẽ luôn có cảm giác đau đớn, chảy máu, hậu môn luôn ẩm ướt và ngứa ngáy.
Polyp hậu môn – trực tràng
Polyp là các khối u có kích thước khoảng bằng hạt đậu, được hình thành do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc trực tràng. Các polyp đa phần là lành tính nhưng chúng không hoàn toàn vô hại. Polyp càng to thì càng cản trở sự di chuyển của phân trong lòng trực tràng nên người bệnh khó đi đại tiện. Với căn bệnh này, ngoài đại tiện khó khăn và chảy máu tươi thì hầu như ở người bệnh không xuất hiện các chứng đau hay dấu hiệu nào khác.
Nứt kẽ hậu môn gây khó đi đại tiện
Nứt kẽ hậu môn rất phổ biến ở những người bị táo bón lâu ngày, khó rặn trong thời gian dài khiến cho hậu môn bị căng giãn, xuất hiện các vết nứt và vết rách. Người bệnh nứt hậu môn khi đi đại tiện rất đau rát và chảy máu hậu môn, hậu môn luôn ẩm ướt và ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu do dịch từ vết nứt tiết ra.
Lời khuyên của bác sĩ
Khó đi đại tiện phản ánh những bất thường trong hệ thống tiêu hóa nên người bệnh cần chú ý và nhanh chóng có những giải pháp khắc phục. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất xơ và nước để thuận lợi cho việc tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng cần làm việc, sinh hoạt và vận động điều độ, nghỉ ngơi hợp lí.
Tuy nhiên, tình trạng khó đi đại tiện không thuyên giảm và kèm theo các triệu chứng nghi có liên quan đến bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh nhân cần đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có các giải pháp can thiệp điều trị kịp thời.
Những thông tin được cung cấp hi vọng có thể giúp bạn đọc có thêm hiểu biết cần thiết, hỗ trợ tốt cho việc phòng ngừa và điều trị những bệnh lí liên quan đến tình trạng khó đi đại tiện. Bạn đọc nếu còn câu hỏi nào thắc mắc xin vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn chi tiết! Hotline: 01694.976.999 - 01694.926.999.