Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là gì?

Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là gì?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Chào bác sĩ, tôi có vấn đề cần bác sĩ tư vấn. Tôi năm nay 34 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Khoảng 1 tháng nay tôi thường xuyên đi đại tiện ra máu tươi. Lượng máu ra mỗi lần tuy không nhiều nhưng hiện tượng này lặp đi lặp lại khiến tôi rất lo lắng. Vậy mong bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi của tôi là gì và xử lí như thế nào. Cảm ơn bác sĩ!

(Anh Dũng – Từ Liêm)

Bác sĩ Hưng Thịnh tư vấn:

Chào anh Dũng, cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Với vấn đề của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đi ngoài ra máu là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Hầu như ai cũng ít một lần gặp phải hiện tượng này trong đời nhưng nó chỉ chỉ được coi là biểu hiện bệnh lí khi diễn ra trong một thời gian dài, có dấu hiệu trầm trọng hơn.

di-ngoai-ra-mau-1

Với những người đi ngoài ra máu tươi, những tổn thương thường nằm ở vùng đại trực tràng – hậu môn vì ở những vị trí này, máu không đọng lại lâu trong đường tiêu hóa mà rất nhanh chóng thoát ra ngoài mỗi khi đi đại tiện trong trạng thái đỏ tươi.

tu-van-truc-tuyen-3

Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là gì?

Đại tiện ra máu không phải là một bệnh mà là một biểu hiện của bệnh lí khác đang diễn ra nên rất khó để nói rõ căn nguyên. Vì vậy, để làm rõ nguyên nhân, chúng tôi sẽ đề cập đến một số chứng bệnh nguy hiểm gây chứng đi ngoài ra máu.

Bệnh trĩ: Máu tươi dính ra theo phân nhưng không lẫn trong phân. Tùy theo mỗi cấp độ bệnh mà máu có thể chảy thành giọt, thành tia hay thành dòng, thăm trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từng búi, có máu ra theo tay. Bệnh trĩ cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nứt kẽ hậu môn: Bệnh thường xuất hiện ở người táo bón kinh niên, phân to và thô cứng gây rách ống hậu môn và chảy máu. Người bệnh bị đi ngoài ra máu, máu nhỏ giọt, đau rát hậu môn và đau lưng khi đi đại tiện.

nut-ke-hau-mon

Bệnh kiết lỵ: Máu thường lẫn trong phân kèm theo dịch nhầy, bệnh nhân đi cầu nhiều lần trong ngày, đau quặn bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.

Viêm loét đại trực tràng: Bệnh nhân có biểu hiện đau quặn bụng, đại tiện nhiều lần trong ngày, thường đi ngoài phân lỏng có lẫn máu tươi dạng sợi và mang theo dịch nhầy. Khi bệnh nặng, người bệnh đi ngoài ra máu nhiều hơn, hậu môn bắt đầu đau rát và ẩm ướt do đại tiện nhiều lần và vi khuẩn phát triển.

Polyp đại trực tràng: Bệnh được hình thành do các khối u nhỏ, có thể có hoặc không có cuống, hình thành và phát triển trong lòng trực tràng gây triệu chứng đi ngoài ra máu nhiều, máu chảy kéo dài thành từng đợt khi đi đại tiện. Ngoài triệu chứng này, bệnh nhân hầu như không hề thấy bất thường nào khác.

Ung thư trực tràng: Bệnh thường gặp là ở người cao tuổi, bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi thành tia, thành dòng, thăm trực tràng có thể phát hiện khối u.

Ngoài những chứng bệnh kể trên, đi ngoài ra máu tươi có thể được gây nên bởi các nguyên nhân ít gặp khác chẳng hạn như nhồi máu ruột non do tắc mạch treo, rối loạn đông máu hay các bệnh truyền nhiễm hiếm gặp,...

Anh Dũng thân mến, do không nắm được chi tiết mức độ nghiêm trọng của tình trạng đi ngoài ra máu cũng như các triệu chứng kèm theo nên chúng tôi không thể kết luận chính xác vấn đề anh đang gặp phải là gì. Những thông tin về bệnh lí ở trên chỉ có giá trị tham khảo chứ không nên dùng để tự đoán bệnh và chữa trị tại nhà. Thay vào đó anh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám chi tiết, tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Cách chữa đi đại tiện ra máu hiệu quả

Làm gì để hạn chế triệu chứng đại tiện ra máu tươi?

Khi gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân có thể hạn chế triệu chứng, hỗ trợ điều trị hiệu quả bằng các việc làm sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa: Bổ sung chất xơ có trong rau củ, vitamin và khoáng chất trong trái cây tươi, uống đủ nước, ăn các thực phẩm nhuận tràng (đu đủ chín, khoai lang,...) đồng thời tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị,cay nóng, không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất gây nghiện và chất kích thích.

gia-vi-do-cay-nong

  • Nên đi đại tiện vào một thời điểm định trong ngày để hình thành thói quen, không ngồi lâu, không rặn mạnh khi đi đại tiện, nếu thấy quá khó đại tiện, có thể chia làm hai lần đại tiện trong ngày, giữa hai lần đó có thể bổ sung nước hay thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
  • Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi để anh Dũng cũng như bạn đọc tham khảo. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào có liên quan, xin vui lòng liên hệ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được tư vấn miễn phí!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh