Trong ba hình thái biểu hiện của bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) thì bệnh trĩ ngoại được đánh giá là dễ nhận biết hơn cả. Dựa vào mức độ phát triển của búi trĩ, có thể chia bệnh trĩ ngoại thành 4 cấp độ, trong đó cấp độ 1, 2 là giai đoạn sớm nên việc chữa trị cũng đơn giản hơn.
Vì lí do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến bệnh trĩ ngoại độ 2 và cách điều trị dứt điểm trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Bệnh trĩ ngoại độ 2 biểu hiện như thế nào?
Trĩ ngoại được phân biệt với trĩ nội bởi vị trí hình thành búi trĩ ở dưới đường lược. Vì vậy mà các dấu hiệu nhận biết cúng có chút khác biệt. Người bệnh thấy có những dấu hiệu như:
- Cảm giác đau hậu môn nhiều hơn, đặc biệt khi đi đại tiện.
- Viền hậu môn sưng tấy gây vướng víu.
- Đại tiện ra máu, với trĩ ngoại độ 2, máu thường dính trên giấy vệ sinh hay có thể chảy thành giọt.
- Lượng dịch tiết hậu môn rất nhiều khiến cho khu vực này luôn ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.
- Trước, sau hoặc xung quanh hậu môn có các đám rối tĩnh mạch lồi lên, bề mặt được bao phủ bởi một lớp da tạo thành búi trĩ có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay.
Trĩ ngoại độ 2 do nguyên nhân nào gây nên?
Các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh cho biết, trĩ ngoại độ 2 là hệ quả của bệnh trĩ ngoại trong giai đoạn 1 không được điều trị do tâm lí chủ quan của người bệnh mà nguyên nhân hình thành là do:
- Thói quen ăn uống không khoa học gây ra các chứng rối loạn về tiêu hoá chẳng hạn như chứng táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày khiến hậu môn phải làm việc liên tục, các tĩnh mạch chịu áp lực sinh ra phì đại và xung huyết.
- Chức năng đường ruột kém cũng là nguyên nhân gây bệnh bởi có nhiều trường hợp bệnh nhân có chế đọ ăn uống khá tốt nhưng do hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả nên vẫn mắc phải bệnh trĩ ngoại.
- Lười vận động, đặc thù công việc yêu cầu đứng hay ngồi liên tục khiến cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng gây khó khăn cho tuần hoàn máu dẫn đến phình giãn tĩnh mạch.
- Phụ nữ là những người dễ mắc trĩ ngoại hơn cả do có một giai đoạn sinh lí đặc biệt là mang thai và sinh con. Khi mang thai, tử cung lớn dần lên cùng sự phát triển của em bé, khiến trực tràng bị đè nén sinh ra bệnh trĩ. Hơn nữa, bệnh có thể phát triển thành trĩ ngoại độ 2 rất nhanh, khi thai phụ dùng sức để đưa em bé ra ngoài
Tác hại của bệnh trĩ ngoại độ 2 như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại độ 2 không hẳn quá nghiêm trọng nhưng không thể vì vậy mà chủ quan. Nếu để bệnh phát triển sang giai đoạn tiếp theo, không chỉ những triệu chứng trầm trọng hơn mà những biến chứng cũng nguy hiểm và việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Ở giai đoạn này, bệnh trĩ ngoại gây ra các hậu quả như:
- Viêm nhiễm hậu môn: Dịch tiết hậu môn nhiều khiến hậu môn luôn ẩm trở thành điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Sự cọ xát của phân vào cụm trĩ gây đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện khiến người bệnh sinh tâm lí nhịn đại tiện, sợ đại tiện làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.
- Người bệnh có cảm giác đau đớn, tự ti vì vị trí bệnh nhạy cảm nên e ngại gần gũi bạn tình gây suy giảm chất lượng đời sống tình dục.
Vì những tác hại đó mà ngay khi còn ở giai đoạn sớm như trĩ ngoại độ 2, cần quan tâm điều trị ngay để tránh biến chứng về sau.
Bạn muốn được tư vấn cụ thể hơn về tác hại và cách chữa bệnh trĩ ngoại độ 2, click ngay
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2
Hiện nay, người bệnh có rất nhiều sự lựa chọn về phương pháp điều trị như dùng các biện pháp tự nhiên, điều trị bằng đông y, tây y, ... Với bệnh trĩ ngoại độ 2, bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
Điều trị nội khoa
Người bệnh được chỉ định các loại thuốc dạng uống, dạng gel bôi để gia tăng độ bền thành tĩnh mạch, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giảm phù nề, ...
Tuy nhiên những loại thuốc này cần phải được sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian uống thuốc, liều lượng và cách dùng, không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Các can thiệp ngoại khoa thường không được khuyến khích áp dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2, trừ khi có hiện tượng hoại tử, viêm nhiễm nghiêm trọng buộc phải cắt bỏ tổ chức viêm.
Trĩ ngoại độ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen:
Ở giai đoạn 2 của bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân có thể hỗ trợ điều trị bằng cách thực hiện các điều sau:
- Xây dựng thói quen đại tiện vào thời điểm định trong ngày, khi thấy khó đại tiện hoặc phân cứng, nên chia làm hai lần đại tiện trong ngày để giảm áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn.
- Ăn uống khoa học: ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, tránh xa các chất kích thích và chất gây nghiện.
- Luyện tập thể thao mỗi ngày.
- Nếu công việc buộc phải ngồi hay đứng liên tục, hãy đổi tư thế sau mỗi nửa tiếng.
- Ngâm hậu môn mỗi ngày 2 lần,mỗi lần 20 phút trong nước ấm và vệ sinh sạch sẽ.
- Luyện tập cơ hậu môn: phương pháp này gần giống như cách thức kennel giúp trị xuất tinh sớm, nhằm giúp cơ hậu môn hoạt động tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ngoại độ 2 và các điều trị được cung cấp bởi các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 01694.976.999 để được tư vấn!