Bệnh trĩ ngoại khi mang thai và những điều bà bầu cần biết

Bệnh trĩ ngoại khi mang thai và những điều bà bầu cần biết

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Theo thống kê có khoảng 50% phụ nữ sẽ mắc bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nhiều hay ít, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại. Vậy vì sao bà bầu hay bị trĩ và liệu bệnh này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Chị Mai Hương (Hà Nam) chia sẻ: “ Em mang thai được 3 tháng thì bị trĩ, đi khám thì bác sĩ bảo do chế độ ăn thiếu chất xơ với lười vận động nên mới bị trĩ. Điều em lo lắng bây giờ là liệu bệnh trĩ có ảnh hưởng gì đến bé không? Bà bầu bị trĩ thì nên sinh thường hay sinh mổ thì sẽ tốt hơn? Mong các chuyên gia giải đáp giúp em.”

Xem Thêm   ⇒   Lý do bà bầu mắc bệnh trĩ ngoại

                    ⇒   Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

“Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ bị bệnh trĩ ngoại ?”

Mang thai là lý do dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân, đôi khi ngay cả trong âm hộ vì:

Tử cung phát triển gây áp lực đè nên lên các tĩnh mạch vùng chậu cũng như tĩnh mạch dưới tử cung, làm chậm tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.

Táo bón chính là nguyên nhân lớn góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng.

Ngoài ra, có bầu làm gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng, đó cũng là lý do làm chậm nhu động ruột, khiến bạn dễ bị táo bón. Thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai cũng là nguyên do gây ra sự lỏng lẻo của thành tĩnh mạch, làm chúng sưng lên và mở rộng.

Một phần lý do khác gây nên bệnh trĩ ngoại ở phụ nữ mang thai là do trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi gây áp lực lên phần dưới của mẹ, các tĩnh mạch thành ruột bị căng phồng quá mức khiến chúng yếu đi.

Khi mang thai, người mẹ phải cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, vì vậy tổng lượng máu trong cơ thể mẹ có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Toàn bộ số máu vận chuyển qua hệ thống tĩnh mạch và động mạch, khiến chúng phải hoạt động quá mức và căng giãn là điều dễ xảy ra.

Thêm nữa, nếu bạn có tiền sử bị bệnh trĩ thì rất dễ phát triển thêm khi bạn mang thai.

Với những người có tiền sử mắc bệnh trĩ nếu không trị bệnh dứt điểm hoặc tự chữa tại nhà không tốt thì khả năng bị bệnh trở lại sẽ rất cao.

tu-van-truc-tuyen-3

“Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?”

Rất nhiều thắc mắc được gửi đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hỏi về vấn đề bị bệnh trĩ liệu có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Câu trả lời cho bạn là: Bệnh trĩ hầu như không gây ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi người mẹ dùng các loại thuốc đặc trị (nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng).

“Bệnh trĩ có nguy hiểm cho thai phụ hay không?”

Trong thời gian mang thai, bản chất cơ thể thai phụ sẵn có hiện tượng thiếu máu đặc biệt là hồng cầu loãng hơn bình thường. Cộng thêm việc bị trĩ khiến đại tiện ra máu, nếu chảy quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân hơn.

Mắc bệnh trĩ khi mang thai và sau khi sinh dễ khiến cho tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Vì vậy bà bầu nên đặc biệt lưu ý nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ thì trước tiên cần tìm hiểu về các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp, và tiếp đó là nên sớm đến thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế đảm bảo uy tín.

“Bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ?”

Nhiều người vẫn nghĩ bị bệnh trĩ thì không sinh thường được mà phải sinh mổ. Điều này hoàn toàn không chính xác.

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: Bà bầu bị bệnh trĩ ngoại vẫn có thể sinh thường được, tuy nhiên phải tùy vào mức độ bệnh của thai phụ để có lựa chọn phù hợp.

Đối với bệnh trĩ ngoại độ 1 và 2, khi đó búi trĩ vẫn chưa lớn và chưa gây ảnh hưởng nhiều nên có thể sinh thường được. Tuy nhiên bà bầu phải chú ý rằng việc sinh thường sẽ làm bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn, gây nhiều tổn thương lên hậu môn trực tràng. Do vậy sau khi sinh, thai phụ cần chú ý điều trị bệnh cẩn thận đúng cách.

Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn với các triệu chứng búi trĩ lòi ra ngoài nhiều, chảy máu và mủ, cộng với đó nếu thai đã nhiều tuần tuổi thì phương án an toàn hơn là sinh mổ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ nếu được phát hiện ngay từ đầu và chữa trị theo một vài biện pháp phòng chống tại nhà kết hợp với các bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà thì bệnh trĩ sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu bệnh không đỡ hoặc bị đau, chảy nhiều máu thì thai phụ nên đến gặp bác sĩ ngay để khám chữa tốt hơn.

Mẹo chữa bệnh trĩ ngoại khi mang thai

Đầu tiên, thai phụ cần phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại. Sau đây là một số mẹo chữa bệnh trĩ mà bà bầu cần biết:

Tránh táo bón

Khi mang thai, bạn nên ăn bổ sung nhiều chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, và uống nhiều nước.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị, tránh xa các loại chất kích thích vì sẽ làm cho bệnh trĩ càng nặng thêm.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nhịn đại tiện và đừng ngồi đại tiện quá lâu.

Bệnh trĩ ngoại

Luyện tập thân thể

Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng. Bạn nên thường xuyên đi lại và vận động nhẹ nhàng. Nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ để giảm áp lực lên trực tràng.

Tránh tăng cân quá nhiều, chí nên ở trong khoảng 10-12 kg, vì nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Cách giảm đau bằng nhiệt

Chườm lạnh vùng hậu môn bằng túi chườm hay đá có thể giúp hạn chế tình trạng sưng tấy. Kết hợp với tắm nước ấm, sau đó ngâm mình trong bồn tắm mỗi ngày. Thực hiện xen kẽ hai phương pháp nóng và lạnh khi điều trị.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm và muối, không nên dùng giấy cứng để lau, tránh dùng xà phòng và dung dịch tẩy rửa. Bạn có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc khăn chuyên dụng cho người bị trĩ.

Có thể bạn quan tâm: 7 cách điều trị bệnh trĩ dứt điểm không cần phẫu thuật

Điều trị bệnh trĩ theo hướng dẫn của bác sĩ:

Không nên tự ý dùng thuốc và mua thuốc ở ngoài về điều trị. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để tránh gây ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ về Bệnh trĩ ngoại khi mang thai và những điều bà bầu cần biết được các chuyên gia Hậu môn trực tràng thuộc Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích.

Nếu có các dấu hiệu của bệnh trĩ khi đang mang thai, tốt hơn hết bạn nên sớm đến Phòng khám để được hỗ trợ điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để lâu khiến bệnh biến chuyển xấu đi và khó chữa hơn.

Nếu còn vấn đề thắc mắc về Bệnh trĩ cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của chúng tôi theo đường dây nóng 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để các bác sĩ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Hoặc đến trực tiếp địa chỉ 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội để được các bác sĩ đầu ngành hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh