Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng chính của bệnh trĩ, những người cùng lúc mắc cả hai loại thì được gọi là trĩ hỗn hợp. Mỗi loại bệnh trĩ có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, biểu hiện qua những triệu chứng riêng biệt. Nhận biết được các triệu chứng này, người bệnh có thể dễ dàng phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại để thuận tiện hơn cho thăm khám và điều trị.

Đặc điểm chung của trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội và trĩ ngoại đều có cơ chế hình thành từ sự phì đại hệ thống tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, do những áp lực quá lớn đến trực tràng khiến máu khó lưu thông, tụ lại trong tĩnh mạch tạo ra búi trĩ.

benh-tri

Bệnh trĩ dù ở dạng nào cũng gây ra rất nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, do đó cần được điều trị nhanh chóng và đúng cách.

Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Theo các chuyên gia bệnh trĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thật ra có thể được phân biệt khá đơn giản, người bệnh có thể dựa trên những biểu hiện lâm sàng hay các hình ảnh của hai loại trĩ. Tuy nhiên cần có kiến thức định để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Vị trí hình thành

Vị trí hình thành là điểm khác biệt lớn đồng thời cũng chính là yếu tố quyết định bạn mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Với bệnh trĩ nội, búi trĩ xuất phát từ phía trên đường lược, bên trong ống hậu môn nên khó nhận biết trong giai đoạn đầu.

Ngược lại, búi trĩ ngoại hình thành phía dưới đường lược nên luôn nằm ngoài hậu môn và có thể quan sát bằng mắt thường.

Đặc điểm

Búi trĩ nội có bề mặt là lớp niêm mạc trực tràng nên không có thần kinh cảm giác còn búi trĩ ngoại được bao phủ bởi một lớp da mỏng (biểu mô lát tầng) nên có thần kinh cảm giác. Do vậy búi trĩ ngoại đặc biệt nhạy cảm hơn với những sự tiếp xúc dù là nhỏ.

Tiến trình phát triển

Bệnh trĩ nội phát triển qua 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng rất rõ ràng, trong đó đại tiện ra máu được xem là triệu chứng chính. Búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên được, sau đó không thể tự co mà phải dùng tay đẩy vào trong hậu môn. Đến khi búi trĩ thường trực ở bên ngoài kèm theo các dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh trĩ nội đang ở cấp độ 4 rất khó điều trị.

4_do_tri

Bệnh trĩ ngoại thực tế không được chia độ nhưng vẫn có những giai đoạn phát triển lần lượt. Búi trĩ hình thành ngay bên ngoài lỗ hậu môn được lớp da bao phủ nên không dễ chảy máu như trĩ nội– Các búi trĩ phát triển ngày càng to kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo – Các búi trĩ bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch – Gây ra các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết lâm sàng

Ở bệnh trĩ nội, ban đầu sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện nhưng rất kín đáo. Dần dần lượng máu mới tăng lên và chảy thường xuyên hơn. Càng về sau máu chảy càng nhiều và kèm theo các hiện tượng sa nghẹt búi trĩ, viêm vùng da quanh hậu môn khiến hậu môn luôn ẩm ướt và ngứa ngáy, có mùi hôi.

Với bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy các búi tĩnh mạch ngoằn ngoằn nghèo, nhiều nếp gấp nằm bên ngoài hậu môn gây tắc mạch, nhiễm trùng kèm theo tình trạng chảy máu đại tiện và cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu.

Dựa vào những điểm khác biệt trên, có thể nhận ra dạng bệnh trĩ mà mình đang mắc phải một cách đơn giản để nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

tu-van-truc-tuyen-3

Cách điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Mỗi loại bệnh trĩ có đặ điểm, tính chất, mức độ nguy hại khác nhau nên cách điều trị đương nhiên không thể giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay y học đang điều trị bệnh trĩ nói chung theo 2 hướng chính.

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc, thường được chỉ định cho các trường hợp bị trĩ nhẹ (trĩ độ 1 – 2). Bệnh nhân thường được chỉ định dùng kết hợp viên uống hoặc thuốc bôi, thuốc đặt với các công dụng tăng độ bền thành tĩnh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm cho bệnh mau lành.

Thông thường ngoài những loại thuốc đặc trị, bệnh nhân thường được hướng dẫn dùng thêm thuốc nhuận tràng để giảm áp lực, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tránh táo bón.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh trĩ nặng và việc chữa trị bằng thuốc không còn có thể đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh nhanh chóng và triệt để hơn.

Đối với bệnh trĩ nội

Các thủ thuật ngoại khoa đã và đang được dùng phổ biến là: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại,... với đặc điểm chung là loại bỏ búi trĩ và để lại sẹo xơ trong lòng trực tràng.

dieu-tri-benh-hau-mon

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT đang được đánh giá cao nhờ khả năng điều trị triệt để, ít đau, ít chảy máu, thời gian điều trị và hồi phục ngắn, không gây ra nhiều tổn thương cho trực tràng.

Đối với bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường rất hiếm khi được chỉ định điều trị ngoại khoa, trừ khi búi trĩ quá to và có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng (thường là trong giai đoạn 4). Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường khá tốn kém.

Trên đây là cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Cần lưu ý bệnh nhân rằng các bác sĩ hướng dẫn dấu hiệu nhận biết để giúp người bệnh ý thức rõ hơn về căn bệnh của mình chứ không khuyến khích viêc tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì việc làm này là vô cùng nguy hiểm. Thay vào đó, khi có dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để lựa chọn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả và phù hợp với từng bệnh nhân.

Nếu còn vấn đề gì chưa sáng tỏ về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hay quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh trĩ, xinh vui lòng liên hệ hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn chi tiết!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh