Bệnh trĩ nội – nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ nội – nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến trong nhóm bệnh lí hậu môn – trực tràng với 3 trạng thái biểu hiện: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ nội là bệnh thường gặp hơn cả nhưng không phải ai cũng biết những nguyên nhân hình thành trĩ nội và để có cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những chia sẻ của các bác sĩ - chuyên gia điều trĩ bệnh trĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.

tu-van-truc-tuyen-3

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Trĩ nội phân biệt với trĩ ngoại dựa vào vị trí hình thành búi trĩ, búi trĩ nội hình thành phía trên đường lược do sức ép quá lớn lên trưc tràng bởi các lí do sau:

Táo bón và tiêu chảy lâu ngày

Đây là nguyên nhân cơ bản gây lên bệnh trĩ. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị táo bón, tiêu chảy lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường rất nhiều. Khi bị táo bón, mỗi khi đi đại tiện người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh thải phân ra ngoài và thường kèm theo phân rắn, thời gian đại tiện lâu gây áp lực không nhỏ đến hậu môn – trực tràng. Khi tiêu chảy người bệnh phải đi vệ sinh liên tục làm tổn thương các tĩnh mạch và thành ruột, gây tác động xấu đến vùng xương chậu và hậu môn.

Lười vận động

Khi ít vận động, cơ thể trở nên nặng nề, các cơ không được massage làm máu lưu thông chậm, tĩnh mạch không được cung cấp máu liên tục dẫn đến thiếu độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém, suy yếu lâu dần gây ra bệnh trĩ.

ngoi-qua-lau

Thói quen ăn uống không hợp lí

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Không cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày hay việc uống quá ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, chất béo, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ...) ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa và đường ruột.

Ngồi quá lâu

Do tính chất công việc, nhiều người phải ngồi liên tục trong thời gian dài. Khi đó, toàn bộ áp lực cơ thế dồn xuống vùng hậu môn trực tràng, cản trở quá trình lưu thông máu ngược trở lại, khiến các tĩnh mạc sưng phồng lâu dần gây ra bệnh trĩ.

Mang thai và sinh con

Khi mang thai, bào thai ngày càng lớn gây sức ép đến vùng chậu, hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép trong thời gian dài gây trĩ. Khi đưa thai nhi ra ngoài, cần phải dùng lực mạnh khiến các mao mạch, tĩnh mạch bị tổn thương khiến trĩ phát triến nặng hơn.

Tuổi tác

Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng hậu môn bị suy giảm chức năng, cơ vòng đàn hồi yếu khiến hệ tĩnh mạch trượt xuống theo ống hậu môn gây hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.

Thói quen không tốt

Thói quen đọc sách báo, lướt web khi đi đại tiện sẽ kéo dài thời gian đại tiện, sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng là những nguyên nhân gây ra trĩ.

nguyen-nhan-gay-benh-tri

Một số nguyên nhân khác

Có thể kể ra những nguyên nhân bên ngoài như: cao huyết áp ảnh hưởng đến tĩnh mạch khu vực hậu môn, bị bệnh liên quan đến đường ruột, hậu môn trực tràng hay thậm chí là xơ động mạch chủ, xơ gan hay những người bị nhiễm trùng hậu môn cũng khiến bệnh nhân dễ kéo theo bệnh trĩ.

Nắm được các nguyên nhân bệnh trĩ nội sẽ giúp bạn đọc có cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.

Bạn cần những lời khuyên từ chuyên gia về bệnh trĩ nội, click ngay

tu-van

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Khác với trĩ ngoại, trĩ nội phát triển khá âm thầm bên trong hậu môn nên rất khó nhận biết. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh đi đại tiện ra máu. Lượng máu nhiều hay ít, tần suất chảy máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ qua mỗi cấp độ.

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Ở giai đoạn đầu , biểu hiện của bệnh trĩ nội khá kín đáo. Thực tế bệnh nhân có dấu hiệu đại tiện ra máu nhưng do lượng máu quá ít, chỉ đủ dính lên giấy vệ sinh nên không phát hiện ra hoặc bệnh nhân sẽ xem nhẹ triệu chứng này.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: hiện tượng đi cầu ra máu trở nên rõ ràng hơn, có thể xuất hiện cục thịt mềm (búi trĩ nội) thòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện rồi tự co lại bên trong. Người bệnh bắt đầu có biểu hiện ngứa ngáy, sưng tấy hậu môn.

4 độ trĩ

  • Bệnh trĩ nội độ 3: Búi trĩ phát triển nhanh chóng về kích thước khiến người bệnh có biểu hiện sa búi trĩ. Búi trĩ thòi ra ngoài với tấn suất cao hơn, ngay cả khi bệnh nhân không đi đại tiện, búi trĩ cũng có thể sa ra ngoài khi đi lại, ngồi xổm, ho, hắt hơi, ... kèm theo chảy máu nhiều mỗi khi có kích thích cơ hậu môn. Búi trĩ lúc này khá to nên không thể tự co lại mà phải dùng tay đẩy vào trong hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội độ 4: búi trĩ nằm hẳn bên ngoài hậu môn, đẩy cũng không thể vào trong được, khiến bệnh nhân luôn thấy vướng víu và rất đau đớn, là khi đi đại tiện. Búi trĩ còn thường xuyên tiết dịch làm cho hậu môn ẩm ướt và ngứa, có mùi hôi khó chịu.

Bệnh trĩ là bệnh mãn tính ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe nên khi phát hiện các triệu chứng ban đầu, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và các dấu hiệu nhận biết cơ bản. Hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc có thể phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bài viết chưa làm sáng tỏ hết những băn khoăn của mình, bạn đọc có thể liên hệ với các chuyên gia bệnh trĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo đường dây nóng 01694.976.999 để được giải đáp thắc mắc.

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh