Bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân hình thành trĩ nội

Bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân hình thành trĩ nội

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến uy tín trong nhóm bệnh lý hậu môn trực tràng ở nước ta. Theo một kết quả điều tra của bộ y tế, có tới 30-50 % dân số mắc trĩ, trong đó bệnh trĩ nội chiếm đa số.

Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ làm sáng tỏ bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân hình thành trĩ nội.

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hốn hợp là ba hình thái khác nhau của bệnh trĩ. Chúng được phân loại dựa trên vị trí hình thành búi trĩ, lấy đường lược làm chuấn.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, búi trĩ được hình thành phía trên đường lược, trong ống hậu môn gọi là trĩ nội. Tương tự gọi là trĩ ngoại nếu búi trĩ hình thành dưới đường lược. Trĩ nội mức độ nặng sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ nội được phân làm 4 cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ

Trĩ nội cấp độ 1: Giai đoạn búi trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính. Khi đi ngoài, máu sẽ dính vào phân hoặc giấy vệ sinh, thông thường là máu đỏ tươi đi sau phân. Nếu soi ống hậu môn sẽ thấy các búi trĩ có kích thước khác nhau, cảm nhận bằng tay thấy mềm và niêm mạc mỏng.

Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng có thể tự co lên. Ở mức độ này, biểu hiện rõ ràng là chảy máu thành giọt hay thành tia khi đi ngoài, gây đau đớn, khó khăn khi đại tiện, gây viêm nhiễm vùng hậu môn.

4 độ trĩ nội
4 cấp độ trĩ nội

Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới lên được. Ở giai đoạn này kích thước búi trĩ khá lớn, màu đỏ sẫm, niêm mạc dày và thô. Tần suất thò ra ngoài của búi trĩ cũng lớn hơn. Bệnh nhân đi lại, ngồi xổm cũng khiến trĩ sa do cơ thắt hậu môn bị nhão.

Thông thường trĩ nội sa đến độ 3 sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp, vô cùng khó điều trị.

Trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng của bệnh trĩ. Búi trĩ sa ra ngoài thường trực, không thể đẩy vào trong hậu môn, gây cản trở cho tĩnh mạch hồi lưu, búi trĩ bị tụ máu và sưng to lên có thể gây sa nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ.

tu-van-truc-tuyen-3

Nguyên nhân hình thành trĩ nội

Táo bón

Ở những người táo bón lâu ngày, phân khô cứng đè nén lên trực tràng, gây áp lực cho tĩnh mạch dưới lớp niêm mạc. Khi đi vệ sinh cũng cần dùng sức nhiều hơn, cản trở việc tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, buộc tĩnh mạch phải mở rộng ra, lâu dần sẽ phì đại tĩnh mạch gây trĩ.

Lười vận động

Khi ít vận động, cơ thể trở nên nặng nề, các cơ không được massage làm máu lưu thông chậm, tĩnh mạch không được cung cấp máu liên tục dẫn đến thiếu độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém, suy yếu lâu dần gây ra bệnh trĩ.

Thói quen ăn uống không hợp lí

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Không cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày hay việc uống quá ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, chất béo, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, ...) ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa và đường ruột.

Ngồi quá lâu

Do tính chất công việc, nhiều người phải ngồi liên tục trong thời gian dài. Khi đó, toàn bộ áp lực cơ thế dồn xuống vùng hậu môn trực tràng, cản trở quá trình lưu thông máu ngược trở lại, khiến các tĩnh mạc sưng phồng lâu dần gây ra bệnh trĩ.

ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu gây bệnh trĩ

Mang thai và sinh con

Khi mang thai, bào thai ngày càng lớn gây sức ép đến vùng chậu, hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép trong thời gian dài gây trĩ. Khi đưa thai nhi ra ngoài, cần phải dùng lực mạnh khiến các mao mạch, tĩnh mạch bị tổn thương khiến trĩ phát triến nặng hơn.

Tuổi tác

Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng hậu môn bị suy giảm chức năng, cơ vòng đàn hồi yếu khiến hệ tĩnh mạch trượt xuống theo ống hậu môn gây hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.

Thói quen không tốt

Thói quen đọc sách báo, lướt web khi đi đại tiện sẽ kéo dài thời gian đại tiện, sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Với những gì vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh trĩ nội và cơ chế hình thành trĩ nội để bạn đọc rút ra các biện pháp phòng trĩ hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - số 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội hoặc liên hệ 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được tư vấn miễn phí.

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh