Bệnh trĩ có bị lây không?

Bệnh trĩ có bị lây không?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Thưa bác sĩ, tôi có vấn đề cấn được tư vấn. Năm nay tôi 37 tuổi, tôi bị bệnh trĩ đã được 3 năm, mới điều trị khỏi và đến nay không có dấu hiệu tái phát nhưng cháu lớn nhà tôi (10 tuổi) gần đây đang có những biểu hiện rất giống bệnh trĩ. Tôi đang rất lo lắng không biết liệu bệnh trĩ có bị lây không nên rất mong được bác sĩ tư vấn.

(anh Long – Hoàng Mai)

Chào anh Long, cảm ơn anh đã tin tưởng lựa chọn phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để chia sẻ vấn đề của mình. Chúng tôi rất hiểu những băn khoăn của anh về tính lây nhiễm của bệnh trĩ bởi đã có rất nhiều câu hỏi với nội dung tương tự nhờ bác sĩ tư vấn. Vậy thực sự bệnh trĩ có bị lây không? Các bác sĩ sẽ có câu trả lời rõ ràng trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Là một người từng bị bệnh trĩ, chúng tôi tin anh Long đã phần nào hiểu biết về những nguyên nhân gây bệnh, chỉ xin được nhắc lại đôi điều như sau:

Trĩ là một trong những bệnh liên quan đến tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng, khi tĩnh mạch ứ máu, bị phình ra thành một đám rối gọi là bệnh trĩ. Trĩ được gây ra chủ yếu bởi các nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng đồ uống có cồn, ăn ít rau xanh, uống ít nước khiến cơ thể thiếu chất xơ, sinh chứng táo bón, lâu dần hình thành bệnh trĩ.
  • Thói quen đại tiện xấu: Ngồi đại tiện quá lâu, đọc báo, xem phim,... khi đi đại tiện chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

nguyen-nhan-gay-benh-tri

  • Mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Các căn bệnh về tiêu hóa như kiết lỵ, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón,… khiến người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, những người có đặc thù công việc phải đứng hay ngồi liên tục khiến áp lực dồn xuống vùng chậu, khiến máu ứ trệ, không lưu thông được cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ khá cao.

Bệnh trĩ có bị lây không?

Nhìn vào những nguyên nhân gây bệnh, cần phải khẳng định rằng bệnh trĩ không có tính lây truyền hay di truyền như nhiều người vẫn nghĩ vậy nên anh cũng như bạn đọc nói chung có thể yên tâm.

Giải thích cho hiện tượng một gia đình có nhiều thành viên bị trĩ, bác sĩ bệnh trĩ Hưng Thịnh cho rằng một gia đình thường có chung một chế độ ăn uống và sinh hoạt, có nhiều thói quen xấu trong phong cách sinh hoạt được duy trì và ảnh hưởng qua lại giữa các thành viên nên mới có tình trạng nhiều người chung 1 bệnh.

Ngoài ra, chỉ trong trường hợp gia đình anh có người bị bệnh mất van tĩnh mạch (một bệnh lí di truyền) thì nguy cơ di truyền bệnh trĩ mới có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bị bệnh này, các biểu hiện phình giãn tĩnh mạch sẽ biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn rất nhiều, không chỉ có tĩnh mạch trực tràng mà hệ thống tĩnh mạch chân, tay, lục phủ ngũ tạng đều bị phì đại rất nguy hiểm.

Bệnh trĩ không được gây nên bởi virus, vi khuẩn nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm trong giao tiếp hằng ngày hay thậm chí trong quan hệ tình dục.

tu-van-truc-tuyen-3

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ phòng khám Hưng Thịnh

Anh Long thân mến, khi chưa trực tiếp khám, chúng tôi hiện vẫn chưa nắm rõ “biểu hiện rất giống bệnh trĩ” ở cháu bé nhà anh là thế nào nên không thể tư vấn chi tiết hơn, nhưng rất có thể cháu không mắc trĩ. Bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều bệnh liên quan đến hậu môn khiến người bệnh cảm thấy khó đại tiện, đại tiện ra máu,... chẳng hạn như chứng táo bón thông thường ở trẻ em (nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau này), viêm nhiễm, nứt hậu môn hay các bệnh lí khác về trực tràng.

ngua-hau-mon

Vì vậy anh không nên vì thấy những dấu hiệu tương đồng mà phỏng đoán bệnh của con mình. Hơn nữa, là người từng bị bệnh trĩ, chắc chắn anh rất hiểu những đau đớn, bất tiện mà căn bệnh gây ra nên chúng tôi khuyên anh nên đưa cháu đi thăm khám sớm để yên tâm hơn nếu cháu không có bệnh. Trong trường hợp cháu đang ở giai đoạn đầu của bệnh nào đó, việc khám và điều trị sớm sẽ hạn chế được rất nhiều những tác hại và biến chứng, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, anh nên xem xét lại các thói quen xấu của cháu đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt của cả nhà để gia đình khỏe mạnh, bản thân anh cũng hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh trĩ, bằng cách tránh xa các tác nhân gây bệnh mà chúng tôi đã đề cập đến.

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc “bệnh trĩ có bị lây không”. Hi vọng những thông tin được cung cấp  trong bài viết có thể giúp anh Long cũng như bạn đọc có hiểu biết đầy đủ và đúng đắn hơn về bệnh trĩ. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào chưa được làm sáng tỏ, xin vui lòng hiên hệ với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội) theo hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được chuyên gia tư vấn giúp đỡ.

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh