Bệnh trĩ khi mang thai – nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh trĩ khi mang thai – nguyên nhân và cách phòng tránh

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bị bệnh trĩ là một trong những nỗi lo lớn của chị em phụ nữ đang mang bầu. Theo một khảo sát y khoa gần đây, có đến 50% phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai với những mức độ khác nhau.

Bệnh lí này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và em bé nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, mẹ bầu nên tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh.

Bệnh trĩ khi mang thai biểu hiện như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ khi mang thai có biểu hiện khá giống với người bình thường, bao gồm:

Đau rát, ngứa hậu môn

Đây là những biểu hiện sơ khai của bệnh trĩ. Theo đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác sưng đau, khó chịu như có dị vật ở hậu môn, hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu.

benh-tri-khi-mang-thai

Đại tiện ra máu

Chảy máu là triệu chứng rõ ràng và thường gặp ở những người bị bênh trĩ. Ban đầu, mẹ bầu sẽ thấy máu dính ít ở giấy vệ sinh khi lau chùi hậu môn hoặc máu kèm theo phân với lượng ít. Về sau, khi bệnh chuyển xấu sẽ thấy máu xuất hiện thành từng giọt, từng tia với lưu lượng máu lớn hơn. Tệ là khi đi bộ nhiều hoặc ngồi xổm cũng có thể chảy máu.

Sa búi trĩ

Sau hiện tượng chảy máu một thời gian, chị em sẽ thấy hiện tượng có khối thịt thừa ở hậu môn gọi là búi trĩ. Khi mới bị bệnh, bà bầu chỉ thấy búi trĩ mỗi khi đi đại tiện sau đó tự thụt vào. Sau đó búi trĩ lớn dần, phải dùng tay đẩy mới vào được. Khi đến mức độ nặng, búi trĩ thò hẳn ra ngoài không thể đẩy vào khiến người bệnh đau đớn, đứng ngồi, đi lại đều khó khăn.

>> Phương pháp tối ưu chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ khi mang thai nguyên nhân do đâu?

- Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong các xoang tĩnh mạch tăng lên nhiều lần vì phải cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho thai nhi phát triển gây phình tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn.

- Do sự phát triển của thai nhi và tử cung gây áp lực lên tĩnh mạch, mô cơ ở vùng xương chậu và vùng hậu môn làm cho quá trình lưu thông máu bị chậm lại, khiến các tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ lâu dần gây ra trĩ. Bệnh trĩ chủ yếu xảy ra ở thời kỳ cuối của thai kỳ.

- Khi mang thai, để bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi khỏe mạnh, các bà mẹ chủ yếu ăn thức ăn nhiều đạm mà bỏ qua thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, ... gây táo bón lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

- Ngoài ra, mẹ bầu ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu, xuyên mệt mỏi, căng thẳng, ... cũng là những nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai.

banner

Cách xử lí khi bị bệnh trĩ trong thai kì

- Ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn. Phụ nữ mang thai nên tận dụng nước ấm ngâm hậu môn thường ngày để đẩy nhanh sự lưu thông máu ở nơi có búi trĩ, chống đông và tụ máu, giảm đau hiệu quả.

- Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng giảm nhiệt, khiến các mạch máu co lại, các mẹ nên dùng một túi vải nhỏ bọc lại chườm quanh lỗ hậu môn để giảm sưng tấy.

- Dùng thuốc đặc trị: Do mang thai, cần kiêng nhiều loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến em bé nên mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng mà phải đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ gây ra rất nhiều phiền toái là đối với chị em đang trong giai đoạn sinh lí đặc biệt như thai kì. Vậy nên, các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đưa ra một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho chị em tham khảo như sau:

Có chế độ ăn hợp lý

Bên cạnh việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, mẹ bầu cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau quả tươi, uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày), tránh xa các loại thức uống có chứa chất kích thích như: rượu, bia, cafe, ... để ngừa trĩ.

chế độ dinh dưỡng

Thường xuyên vận động, tránh đứng ngồi một chỗ quá lâu

Mang thai khiến các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, lười vận động nên rất dễ bị trĩ. Bởi vậy các mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng.

Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái, nếu có thể, gác chân cao lên trong khoảng 20 phút.

Không nhịn đại tiện

Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện, bà bầu nên đi ngay để tránh tăng áp lực lên thành hậu môn. Thêm vào đó, nên tập thói quen đại tiện vào một thời điểm định trong ngày, tốt là buổi sáng để giảm nguy cơ bệnh trĩ.

tu-van-truc-tuyen-1

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh