Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ là hai bệnh thuộc cùng nhóm bệnh lý hậu môn - trực tràng phổ biến và có những biểu hiện khá giống nhau với đặc trưng là có khối thịt thừa sa ra ngoài hậu môn kèm theo triệu chứng đi ngoài ra máu, ngứa ngáy vướng víu khó chịu. Vì vậy người bệnh thường rất dễ nhầm lẫn, gây khó khăn cho chữa trị. Trong bài viết dưới đây, cùng các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu cách phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ.
Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ khác nhau ở bản chất
Mỗi căn bệnh đều có nguyên nhân hình thành khác nhau dẫn đến những đặc tính và mức độ nguy hiểm khác nhau. Hiểu được bản chất căn bệnh, phân biệt và nhận biết đúng đắn sẽ cung cấp những thông tin có giá trị hơn cho điều trị.
Bệnh sa trực tràng là tình trạng phần trên trực tràng (có thể là niêm mạc hay toàn bộ trực tràng) thoát xuống, qua lỗ hậu môn ra ngoài tạo thành khối sa. Ở bệnh trĩ, nguyên nhân là do trực tràng chịu áp lực mạnh thường xuyên, máu khó lưu thông dẫn đến sự giãn ra quá mức của hệ thống tĩnh mạch tạo thành búi trĩ rồi sa ra ngoài.
Như vậy, khối sa trực tràng thực chất là một đoạn trực tràng bị lộn ra ngoài, còn khối sa bệnh trĩ là các búi trĩ hình thành trong lòng trực tràng do hệ thống tĩnh mạch bị phì đại tạo nên.
Phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ qua đặc điểm khổi sa
Do có cơ chế hình thành và bản chất khác nhau nên khối sa cũng mang những đặc điểm riêng khá dễ nhận biết nếu chú ý:
- Ở bệnh nhân trĩ (bao gồm cả trĩ nôi, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) đều xảy ra tình trạng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn. Búi trĩ nằm ngay mép hậu môn, khô, có da bao bọc (ở trĩ ngoại), trong ống hậu môn, trên cơ vòng (đối với trĩ nội). Khi búi trĩ lòi ra ngoài, gây ngứa ngáy vướng víu, khó chịu, đau rát. Khối sa của trĩ thường ngắn, có một hay nhiều búi không đều.
- Ở bệnh nhân sa trực tràng, khối sa do bản chất chính là niêm mạc trực tràng hay toàn bộ trực tràng (tùy mức độ) nên khối sa là một khối mềm, có các rãnh hình tròn tròn vẹn chạy theo đáy khối sa. Trên khối sa luôn có chất nhày. Khi khối sa bị nghẹt có màu tím thẫm hoặc đỏ tươi, rất dễ bị viêm loét dẫn đến bị hoại tử.
Xem thêm: 3 phương pháp tự điều trị bệnh trĩ tại nhà
Phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng dựa vào đặc điểm máu khi đại tiện
- Bệnh trĩ: ban đầu máu chảy rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh sau đó bệnh nặng máu có thể chảy thành tia, thành dòng. Lượng máu không ổn định, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, máu đỏ tươi, thường ra sau phân.
- Bệnh sa trực tràng: máu thường ra ít, ổn định, thường thành từng sợi lờ lờ như máu cá do mang theo dịch từ trực tràng và lẫn trong phân. Khác với bệnh trĩ, ở bệnh nhân sa trực tràng, khi đi đại tiện, người bệnh không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì.
Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn rồi tự chữa trị ở nhà bằng các bài thuốc “gia truyền” gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử, buộc phải cắt bỏ trực tràng,... Chính vì vậy, các bác sĩ của Hưng Thịnh khuyến cáo: khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở hậu môn, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những cái tên được người bệnh tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lí nhóm hậu môn trực tràng bởi trình độ chuyên môn của các bác sĩ, thái độ tận tình của các y tá và điều dưỡng viên cũng như công nghệ hiện đại được ứng dụng vào quy trình khám chữa bệnh. Nếu có điều gì chưa rõ về cách phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ, vui lòng đến phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hoặc liên hệ hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được giải đáp.