Nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn cần biết

Nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn cần biết

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Bệnh trĩ hiện đang là nỗi ám ảnh chung của hàng chục triệu người Việt Nam và vẫn không ngừng gia tăng mỗi năm, để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tâm lý người bệnh. Nắm được nguyên nhân gây bệnh trĩ, bạn có thể dễ dàng tránh xa các tác nhân gây bệnh, điều chỉnh hành vi của mình để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Các biểu hiện thường thấy của bệnh trĩ

Khi trực tràng chịu áp lực mạnh và thường xuyên trong một khoảng thời gian, nhiều tĩnh mạch bị phình giãn, máu khó lưu thông, tụ lại tạo thành các búi trĩ. Như vậy bệnh trĩ có bản chất là sự phì đại và xung huyết của hệ thống tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn.

Bệnh trĩ là bệnh khá dễ nhận biết bởi luôn có những triệu chứng khá rõ ràng:

Đại tiện ra máu

Đây là triệu chứng sớm và điển hình của bệnh trĩ. Giai đoạn khởi phát bệnh, máu chảy khá âm thầm với lượng rất nhỏ nên người bệnh thường bỏ qua. Bệnh càng nặng, máu càng chảy với lưu lượng lớn và tần suất cao. Thậm chí ở mức độ 3 – 4, bệnh nhân có thể bị chảy máu thành dòng khi ngồi xổm, đi lại hay mang vật nặng,...

đại tiện ra máu

Sa búi trĩ

Nếu đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình thì sa búi trĩ lại được coi là dấu hiệu đặc trưng chỉ có ở bệnh trĩ. Búi trĩ phát triển ứng với mỗi giai đoạn của bệnh. Búi trĩ ngoại luôn nằm ngoài hậu môn nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường ngay từ giai đoạn đầu còn búi trĩ nội nằm sâu trong ống hậu môn nên khó nhận biết sớm hơn.

Thông thường bệnh nhân có thể phát hiện ra búi trĩ ở cấp độ 2 của bệnh trĩ nội. Khi búi trĩ bằng hạt đậu, thò ra ngoài khi đi đại tiện sau đó tự co lên. Đến cấp độ 3, búi trĩ sa thường xuyên với kích thước lớn hơn và phải có tác động ngoại lực để đẩy vào trong. Khi búi trĩ sa đến độ 4 sẽ nằm hẳn bên ngoài hậu môn, không thể đẩy vào và có nguy cơ bị thắt nghẹt, hoại tử cao.

Dấu hiệu kèm theo

Bên cạnh hai triệu chứng chính, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu và ẩm ướt hậu môn do búi trĩ không ngừng tiết dịch.

tu-van-truc-tuyen-10-phut

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Như đã nói, bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch bị phình giãn và tụ máu nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này thuộc về một trong các lý do dưới đây:

Thói quen ăn uống không hợp lý

Không chỉ riêng bệnh trĩ, tất cả những bệnh lý liên quan đến những tổn thương ống tiêu hóa đều do chế độ ăn uống quyết định rất nhiều. Việc ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng, thực phẩm được chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị,... mà không bổ sung đủ chất xơ và nước có thể khiến cơ thể bị táo bón – nguyên nhân uy tín gây bệnh trĩ.

Không vận động thường xuyên

Một số người làm công việc cần đứng hay ngồi 8 – 12 tiếng mỗi ngày khiến cho trọng lượng cơ thể dồn xuống khoang chậu, cản trở hoàn lưu máu, gây phì đại tĩnh mạch tạo thành bệnh trĩ.

ngồi quá lâu

Ở người lười vận động, cơ thể trở nên nặng nề, các cơ không được massage làm máu lưu thông chậm, tĩnh mạch không được cung cấp máu liên tục dẫn đến thiếu độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém, suy yếu lâu dần gây ra bệnh trĩ.

Do đường ruột hoạt động không hiệu quả

Khi chức năng đường ruột kém, hệ miễn dịch đường ruột suy giảm sẽ gây nên những chứng rối loạn trong tiêu hóa khiến người bệnh thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy dù cho chế độ ăn uống khá an toàn. Cơ thể bị táo bón, người bệnh cần dùng rất nhiều sức rặn để đẩy phân cứng ra ngoài khiến ống hậu môn chịu nhiều áp lực và bị tổn thương. Khi tiêu chảy người bệnh phải đi vệ sinh liên tục làm tổn thương các tĩnh mạch và thành ruột, gây tác động xấu đến vùng xương chậu và hậu môn. Do đó, người bị táo bón và tiêu chảy có nguy cơ mắc trĩ cao hơn bình thường.

Mang thai và sinh con

Phụ nữ mắc bệnh trĩ khá nhiều dù có chế độ ăn uống được đánh giá lành mạnh, do hầu hết chị em đều sẽ trải qua một quá trình sinh lý đặc biệt là thai kỳ. Trong suốt thời kỳ mang thai, không chỉ có trọng lượng của bào thai, nước ối đè lên trực tràng mà việc chị em mệt mỏi, ít vận động, ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến chị em bị bệnh trĩ sau sinh.

Tuổi tác

Ở những người cao tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm đi nhiều, các cơ dọc ống hậu môn hoạt động kém hiệu quả, cơ vòng đàn hồi yếu nên hệ tĩnh mạch thường bị sa xuống theo ống hậu môn gây ra chứng táo bón ở người già và các bệnh liên quan đến trĩ.

tuổi tác gây bệnh trĩ

Thói quen không tốt

Nhiều người có thói quen ngối lâu, đọc báo, xem phim, chơi game khi đi đại tiện khiến thời gian đại tiện kéo dài, những áp lực đến hậu môn cũng từ đó được gia tăng khiến các bệnh trĩ dễ phát sinh và trầm trọng hơn về biểu hiện.

Ngoài ra, thường xuyên sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ mà người bệnh nên biết.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến đã đề cập đến ở trên, bệnh trĩ còn có thể được gây ra bởi những nguyên nhân bên ngoài như: béo phì, cao huyết áp ảnh hưởng đến tĩnh mạch khu vực hậu môn, bị bệnh liên quan đến đường ruột, hậu môn,...

Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp được các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh tổng hợp và chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng có thể hỗ trợ tốt hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Nếu còn điều gì cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ hotline 01694.976.999 - 01694.926.999 để được các chuyên gia bệnh trĩ tư vấn chi tiết!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh