Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện đại, tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh. Ở mỗi trạng thái, bệnh trĩ lại có những biểu hiện riêng biệt với mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Do đó, nắm được những biểu hiện của trĩ, có thể phân biệt được loại trĩ để có cách điều trị phù hợp, đúng người đúng bệnh.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh mãn tính hình thành do sự phì đại và xung huyết của hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng sau khi chịu áp lực trong thời gian dài. Tuy bệnh có ảnh hưởng không tốt đến đời sống và sức khỏe nhưng do vị trí bệnh khá kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám hay chỉ khám khi triệu chứng đã nặng.
Căn cứ vào vị trí hình thành và các đặc điểm của búi trĩ trong trực tràng mà có thể chia bệnh trĩ làm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Phân biệt các dạng bệnh trĩ
Dựa vào các biểu hiện của trĩ, có thể nhận biết các dạng bệnh trĩ khá đơn giản. Cụ thể như sau:
Biểu hiện của trĩ nội
Sở dĩ gọi là trĩ nội bởi vì đây là loại trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, bên trong ống hậu môn, bề mặt búi trĩ là niêm mạc bên trong của ống hậu môn. Trĩ này không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; nhưng giai đoạn nặng có thể gây các biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:
- Trĩ nội độ 1: Là giai đoạn búi trĩ mới hình thành. Biểu hiện của trĩ nội trong giai đoạn này chưa quá rõ ràng, thường chỉ có chảy máu là triệu chứng chính. Khi đi ngoài, máu sẽ dính vào phân hoặc giấy vệ sinh, thông thường là máu đỏ tươi, ra sau và không lẫn vào phân. Nếu soi ống hậu môn sẽ thấy các búi trĩ có kích thước khác nhau, cảm nhận bằng tay thấy mềm và niêm mạc mỏng.
- Trĩ nội độ 2: Bắt đầu xuất hiện các cục thịt mềm (chính là bũi trĩ) thò ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại vào bên trong. Do búi trĩ đã lớn dần nên triệu chứng đại tiện ra máu cũng trầm trọng hơn. Người bệnh có thể thấy máu chảy thành giọt, thành tia với lưu lượng lớn. Tuy vậy, giai đoạn 2, bệnh vẫn được đánh giá là dễ điều trị nên việc nhận ra các biểu hiện của bệnh trĩ nội cấp độ 2 có ý nghĩa rất quan trọng.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới lên được. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Ở giai đoạn này kích thước búi trĩ khá lớn, màu đỏ sẫm , niêm mạc dày và thô. Tần suất thò ra ngoài của búi trĩ cũng lớn hơn, bệnh nhân đi lại, ngồi xổm cũng khiến trĩ sa do cơ thắt hậu môn yếu, không thể thực hiện đúng chức năng. Thông thường trĩ nội sa đến độ 3 sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp, vô cùng khó điều trị.
- Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ nặng của bệnh trĩ, là hệ quả của việc chủ quan trước những biểu hiện của bệnh trị nội giai đoạn trước. Búi trĩ sa ra ngoài thường trực, không ngừng tiết dịch gây ngứa hậu môn đồng thời kích thước to, không thể đẩy vào trong hậu môn, gây cản trở cho tĩnh mạch hồi lưu, búi trĩ bị tụ máu và sưng to lên có thể gây sa nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ.
Biểu hiện của trĩ ngoại
Trái với trĩ nội, trĩ ngoại hình thành bên dưới đường lược nên búi trĩ luôn nằm ngoài rìa hậu môn. Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác nên có thể cảm nhận được sự có xát và va chạm. Hình dạng trĩ có búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài. Bệnh nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy được, không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.
Bệnh trĩ ngoại thường tiến triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người bệnh đau rát, ngứa hậu môn mỗi khi đi đại tiện, có cảm giác phân ra không hết, viền hậu môn tấy đỏ.
Giai đoạn 2: Triệu chứng trĩ thể hiện qua các búi trĩ ngoằn ngoèo, được che phủ bởi 1 lớp da quanh hậu môn. Búi trĩ nằm bên ngoài nên rất dễ bị va chạm gây chảy máu và đau đớn.
Giai đoạn 3: Phát triển mạnh mẽ ở tĩnh mạch trĩ, búi trĩ trở nên lớn hơn. Bên cạnh đó, bắt đầu có hiện tượng tắc mạch búi trĩ khiến người bệnh đau đớn.
Giai đoạn 4: Búi trĩ có kích thước rất lớn đồng thời có thể có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng, nếu các triệu chứng trĩ không được xử lí kịp sẽ rất nguy hiểm.
Biểu hiện của trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là dạng kết hợp phức tạp của trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, trĩ nội sa đến cấp độ 3 có thể hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp dễ chia múi, phân loại của trĩ hỗn hợp thường dựa trên số múi và kích thước múi. Trĩ hỗn hợp diễn ra khi bệnh trĩ nội đã khá nặng nên không cón khó nhận diện búi trĩ nữa. Búi trĩ hỗn hợp có phần trên đỏ tươi và hơi ướt (bản chất là trĩ nội), phần dưới đỏ sẫm và khô (bản chất là trĩ ngoại), có rãnh tương ứng với đường lược. Các búi trĩ thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng rất khó điều trị.
Khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh có thể cảm nhận các biểu hiện của trĩ hết sức rõ ràng:
- Cảm giác vướng víu, khó chịu ở hậu môn khi đi đại tiện, đôi khi có cảm giác đai tiện không hết phân.
- Hậu môn luôn ngứa ngáy khó chịu kèm theo cảm giác ẩm ướt do phần búi trĩ trong ống hậu môn mang dịch nhầy.
- Chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện.Đây là dấu hiệu cơ bản của mọi dạng bệnh trĩ. Ban đầu, máu chảy khá ít, thường chỉ dính một chút trên giấy vệ sinh, sau đó có thể chảy thành giọt, thành dòng.
- Xuất hiện các búi trĩ cả trong và ngoài hậu môn với mật đọ tương đối, có kích cỡ tương ứng với mức độ bệnh.
Bệnh trĩ dù ở trạng thái nào cũng gây ra rất nhiều rắc rối và đau đớn cho người bệnh nên việc nắm được các triệu chứng của bệnh trĩ là rất quan trọng. Bởi lẽ, khi xác định được biểu hiện của trĩ thì bệnh nhân sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và có giá trị cao cho chẩn đoán, rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là cách phân biệt các dạng bệnh trĩ dựa vào biểu hiện của trĩ mà bạn nên biết. Nếu có câu hỏi nào liên quan hay vấn đề khó nói cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh theo hotline 01694.976.999 để được hỗ trợ!