Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn

Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Nứt kẽ hậu môn (nứt hậu môn) là tình trạng rắc rối chung mà rất nhiều người từng gặp phải. Không chỉ có những triệu chứng bệnh gây ra những phiền phức mà những biến chứng nó mang lại cũng rất nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không biết cách đối phó hiệu quả cũng như những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn.

tu-van-truc-tuyen-3

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt hậu môn thuộc về nhóm các bệnh lý hậu môn – trực tràng trong đó, thành niêm mạc ở ống hậu môn của người bệnh xuất hiện những vết rách, vết nứt dài từ khoảng 5 – 10 mm, gây cảm giác đau đớn và khó chịu.

Các biểu hiện chính của bệnh bao gồm:

Đại tiện ra máu: Những vết nứt – tổn thương sẵn có trong hậu môn sẽ bị chảy máu khi cọ xát với phân mỗi lần đi đại tiện. Thông thường, lượng máu chảy ra do nứt hậu môn không quá lớn, thường chỉ dính một chút ở giấy vệ sinh hay quan sát thấy trên phân.

Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể kéo dài liên tục hay chỉ vài tiếng sau khi đi vệ sinh. Nhưng sau đó, mỗi khi đi đại tiện, cơn đau sẽ rõ ràng và trầm trọng hơn, thậm chí nếu ngồi lâu hay vận động quá nhiều, làm việc nặng cũng gây đau đớn.

ngua-hau-mon-1

Ngứa hậu môn: Dấu hiệu này là hậu quả tất yếu khi những vết nứt liên tục tiết dịch khiến vùng da xung quanh bi kích ứng, luôn trong trạng thái ẩm ướt nên vi khuẩn dễ tấn công.

Ngoài ra, bệnh nhân còn thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, tinh thần suy nhược, ...

Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn

Hậu môn là bộ phận tập trung rất nhiều vi khuẩn nên những tổn thương xảy ra ở đây rất khó có thể tự lành mà thường phải nhờ đến sực can thiệp của các phương pháp chữa trị. Trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn, ngoài việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, bệnh nhân nên chú ý các điều sau để hỗ trợ điều trị hiệu quả:

Lưu ý trong chế độ ăn uống

Các bệnh về đường tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng nên khi có những biểu hiện bệnh nứt hậu môn, bạn nên nhanh chóng thay đổi thực đơn của mình theo hướng tích cực, cụ thể:

  • Bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau củ, vitamin và khoáng chất có trong trái cây tươi, uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón – nguồn gốc căn bệnh nứt hậu môn.
  • Ăn các đồ ăn nhuận tràng như khoai lang, chuối, bí đỏ, đu đủ chín, ... và các thực phẩm cung cấp nhiều nước như dưa hấu, dứa, ... để làm mềm phân, giúp cho hoạt động của trực tràng dễ dàng hơn.

che-do-an-uong

  • Khi bị nứt hậu môn, triệu chứng đại tiện ra máu diễn ra khá thường xuyên nên ít nhiều gây thiếu hụt khoáng chất sắt trong cơ thể. Do đó cần bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như gan gà, gan lợn (lượng vừa phải), thịt bò, gạo lứt, ...
  • Không nên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng khiến phân khô và khó đi tiêu. Các đồ ăn nhiều gia vị, cay, nóng thì lại gây cảm giác nõng rát, kích ứng hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện khó khăn và đau đớn hơn rất nhiều.
  • Đồ uống có cồn và chất kích thích là các chất có hại cho đường ruột, kích thích niêm mạc ruột, rối loạn nhu động ruột, không tốt cho người đang điều trị nứt kẽ hậu môn. Vì vậy cần tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm chứa cafein, ...

Bạn cần tư vấn chi tiết về những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn, click ngay

tu-van

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Bên cạnh thói quen ăn uống, việc chăm sóc vết nứt hậu môn cũng vô cùng quan trọng, người bệnh cần chú ý các điều sau:

  • Khi cảm thấy phân quá cứng, khó đưa ra ngoài, không nên cố rặn mà nên chia thành 2 lần đại tiện trong ngày, để tránh cho vết nứt dài và sâu hơn. Giữa hai lần đại tiện đó có thể bổ sung nước và thực phẩm nhuận tràng, cần thiết có thể uống thuốc để làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nhịn đại tiện, không đọc báo, xem phim, chơi game trong khi đi đại tiện bởi điều này vô tình kéo dài thời gian đi ngoài, gia tăng áp lực lên hậu môn khiến vết nứt rộng hơn.
  • Người bệnh nên kiêng mọi tác động có thể làm tổn thương hậu môn dù là nhỏ, ngay cả việc quan hệ tình dục cũng nên ngừng cho đến khi bệnh khỏi hẳn, đặc biệt tuyệt đối không quan hệ qua đường hậu môn.

ve-sinh-sach-se

  • Sau mỗi lần đi vệ sinh cần làm sạch hậu môn bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông mềm, không vệ sinh hậu môn bằng các loại giấy thô ráp, không lạm dụng khăn ướt, dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất tẩy rửa, ... đối với hậu môn.
  • Không lấy tay gãi hay cho vật lạ vào hậu môn để tránh làm cho hậu môn trầy xước và nhiễm khuẩn.
  • Không nên đứng, ngồi quá lâu một chỗ, thay vào đó, nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Hi vọng với những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn được các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ trên đây có thể giúp ích nhiều cho người bệnh trong quá trình phòng ngừa và điều trị nứt hậu môn. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 01694.976.999 để được chuyên gia tư vấn chi tiết!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh