Nứt hậu môn - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nứt hậu môn - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Hỏi:

Chào bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, bị táo bón lâu ngày. Cháu thường bị đau và chảy máu nên rất sợ đi đại tiện. Gần đây cháu bị ngứa hậu môn và ra máu nhiều hơn. Cháu tìm hiểu được biết nhiều khả năng cháu bị nứt hậu môn.

Xin bác sĩ cho cháu biết nứt hậu môn là gì và cháu bị nứt hậu môn phải làm sao? Cháu cảm ơn!

(T.A- Hà Giang)

Đáp:

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin chào bạn T.A, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề “Nứt hậu môn là gì”, “Vì sao bị nứt hậu môn”, “Nứt hậu môn phải làm sao”. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giải đáp tường tận và đầy đủ về căn bệnh nứt hậu môn - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

tu-van-truc-tuyen-3

Tổng quan về bệnh nứt hậu môn

Bệnh nứt hậu môn còn được gọi là nứt kẽ hậu môn là căn bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh lí hậu môn trực tràng (chỉ sau bệnh trĩ).

Nứt hậu môn là gì?

Nứt hậu môn được hiểu là sự tổn thương vùng da ống hậu môn, hình thành ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn ống hậu môn bị nứt ra. Vết nứt thường có độ dài từ 0,5 đến 1 cm, khó khép lại và gây đau đớn cho người bệnh.

bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây nứt hậu môn

Nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, điển hình như:

Chứng táo bón: Người bệnh ăn uống thiếu dưỡng chất, là chất xơ khiến cơ thể bị táo bón kinh niên. Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây nứt hậu môn. Không những phân to, khô, cứng gây tổn thương ống hậu môn mà việc người bệnh phải ra sức rặn để đẩy phân ra ngoài cũng gây áp lực trực tiếp gây rách hậu môn.

Nhiễm trùng: Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ và đúng cách dẫn đến bị nhiễm khuẩn, hình thành áp xe, khối áp xe vỡ ra hình thành vết nứt.

Tính chất công việc: Do đặc thù công việc mà nhiều ngưới phải đứng, ngồi liên tục hoặc thường xuyên phải mang vật nặng khiến vùng hậu môn chịu áp lực thường xuyên cũng gây nứt hậu môn.

Thói quen ăn uống: Ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, ăn nhiều đạm, chất béo, lạm dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt chứng bệnh về đường tiêu hóa (táo bón, kiết lỵ, ...) lâu ngày gây nứt kẽ hậu môn.

Thói quen đại tiện: Thường xuyên nhịn đại tiện, đọc sách, chơi game, ... trong khi đại tiện khiến thời gian đại tiện kéo dài, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn, trực tràng, là nứt hậu môn.

>> Đọc thêm: Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn

Những biểu hiện thường gặp của bệnh nứt hậu môn

Mỗi giai đoạn, triệu chứng bệnh thể hiện ra cũng khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của quá trình bệnh lí. Người bệnh đau đớn khi đi vệ sinh, đại tiện ra máu. Ban đầu, máu ra ít, dính ở phân hay giấy vệ sinh, lâu dần sẽ chảy máu nhiều hơn, máu có màu đỏ tươi, chảy thành giọt, thành tia, tùy vào vết nứt nông hay sâu, tổn thương nhiều hay ít.

Giai đoạn mãn tính: Là khi vết nứt trở nên sâu hơn, có phản ứng viêm, xuất huyết, toàn bộ vùng bị tổn thương được bao phủ bởi lớp mủ đặc mùi tanh khó chịu. Vết nứt kích thích các vùng xung quanh gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm không?

Không thể phát biểu rằng bệnh nứt hậu môn có nguy hiểm hay không vì bệnh nứt hậu môn đơn thuần không quá nguy hại nhưng những biến chứng của nó tuyệt đối không thể coi thường.

- Nứt kẽ hậu môn mãn tính gây thiếu máu: việc chảy máu trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu máu, sinh ra các phản ứng chóng mặt, buồn nôn và nôn, nhiều trường hợp thường xuyên ngất xỉu.

- Gây nhiễm trùng máu: hậu môn là điểm cuối của ống tiêu hóa, nơi tập trung rất nhiều mạch máu, vết nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, giải phóng độc tố, xâm nhập trực tiếp vào máu gây nhiễm trùng.

- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: do kết cấu cơ quan sinh dục liền kề hậu môn nên vi khuẩn hoàn toàn có thể tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.

apxe hau mon 1
Biến chứng thành bệnh apxe hậu môn

- Biến chứng thành các bệnh lí khác: viêm nhiễm tụ mủ lâu ngày hình thành các khối áp xe hậu môn, gây rò hậu môn, thậm chí khiến các tế bào hậu môn bị hoại tử, xâm lấn ra xung quanh hình thành khối u ác tính gây ung thư hậu môn.

Nứt hậu môn phải làm sao?

Có nhiều thắc mắc bệnh nứt hậu môn có tự khỏi được không? Câu trả lời là có, nhưng tỉ lệ khỏi không cao. Vì hậu môn là nơi tiếp xúc nhiều vi khuẩn nên các vết thương ở đây khó lành tự nhiên. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan chờ bệnh tự khỏi mà cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp khắc phục tình trạng bệnh:

- Điều trị bằng thuốc: Thông thường bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các dạng thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ, thuốc đặt hậu môn nhằm loại bỏ tổn thương, tăng cường lưu thông máu cho vết thương mau lành.

- Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật: Áp dụng cho bệnh nhân nứt hậu môn mãn tính, dùng thuốc không có tác dụng, buộc phải tiến hành phẫu thuật cho vế thương mau lành.

Hiện nay phương pháp điều trị nứt hậu môn tối ưu - HCPT đang được phòng khám đa khoa Hưng Thịnh áp dụng rất thành công nhờ ưu điểm ít đau, ít chảy máu, thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh, miệng vết thương nhỏ, mau lành.

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp câu hỏi nứt hậu môn phải làm sao của bạn T.A. Nhưng để chắc chắn về tình trạng bệnh của mình, bạn nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng đến phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh theo địa chỉ 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội hoặc liên hệ hotline 01694.976.999 hoặc 01694.926.999 để được tư vấn miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe tốt!

bn

Bình luận

Đăng Ký Khám Nhanh